Mua he 2009-2010

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Hệ Mặt Trời (phần 2)

2.10 Sao Diêm Vương và Charon
        Sao Diêm Vương là một hành tinh lùn nằm trong vành đai Kuiper. Hiện vẫn còn đang tranh cãi liệu Charon có còn là một vệ tinh của Sao Diêm Vương hay được xếp loại thành một hành tinh lùn vì đây là một hệ kép.
2.11 Đĩa phân tán
       Trải rộng hơn ra phía bên ngoài của Vành đai Kuiper là đĩa phân tán. Các vật thể của đĩa phân tán được cho rằng có cùng nguồn gốc với Vành đai Kuiper nhưng bị bắn vào các quỹ đạo thất thường hơn ở ngoài rìa.
Một vật thể đặc biệt của đĩa phân tán là 2003 UB313, được tìm ra vào năm 2003 nhưng được khẳng định hai năm sau đó bởi Mike Brown (Caltech), David Rabinowitz (Đại học Yale) và Chad Trujillo (Gemini Observatory), đã khởi động lại cuộc tranh cãi cũ về cái gì tạo nên một hành tinh bởi vì nó lớn hơn Sao Diêm Vương tới 30%, với đường kính ước tính khoảng 1864 dặm. Hiện nay nó không có tên, nhưng được trao cho cái tên tạm là 2003 UB313; nó cũng được gọi là "Xena" bởi những người tìm ra nó, lấy tên một nhân vật truyền hình. Nó có nhiều điểm tương đồng với Sao Diêm Vương: quỹ đạo của nó rất lệch tâm, với điểm cận nhật là 38,2 AU (gần bằng khoảng cách của Sao Diêm Vương tới Mặt Trời) và điểm viễn nhật 97,6 AU, và nó rất nghiêng so với mặt phẳng hoàng đạo, tới 44 độ, hơn nhiều so với bất kỳ vật thể nào được biết đến trong Hệ Mặt Trời, trừ một vật thể mới được khám phá gần đây là 2004 XR190. Giống như Sao Diêm Vương, nó được tin rằng được cấu thành phần lớn từ đá và băng, và có một mặt trăng. Tuy nhiên, việc nó và các vật thể lớn nhất trong vành đai Kuiper phải được coi là hành tinh hay Sao Diêm Vương phải bị xếp hạng lại là một thiên thể ngoài Hải Vương Tinh vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết.
2.12 Eris
        Eris là hành tinh lùn lớn nhất trong Thái Dương hệ và là thiên thể thứ chín quay quanh Mặt Trời (tính theo khoảng cách).
2.13 Khả năng về một vùng mới
        Sedna, vật thể kiểu sao Diêm Vương mới được tìm thấy với một quỹ đạo khổng lồ, hình elip với thời gian quay quanh Mặt Trời là 10.500 năm cùng điểm cận nhật và viễn nhật vào cỡ 76 AU và 928 AU. Ở điểm cận nhật nó là một thành viên của vành đai Kuiper và có thể là thành viên đầu tiên của một vùng mới. 2000 CR105 cũng được cho là một thành viên của vùng này.
2.14 Các sao chổi
        Các sao chổi phần lớn được tạo thành từ băng dễ bay hơi và có quỹ đạo rất lệch tâm, thường điểm cận nhật ở bên trong quỹ đạo của các hành tinh vòng trong và điểm viễn nhật xa bên ngoài Sao Diêm Vương. Các sao chổi chu kỳ ngắn có điểm viễn nhật ở gần hơn, tuy nhiên, một sao chổi già thường bị bay hơi hết những gì có thể bay được khi đi qua gần Mặt Trời thường có nhiều đặc tính của tiểu hành tinh. Các sao chổi chu kỳ dài có chu kỳ kéo dài hàng nghìn năm. Một số sao chổi có quỹ đạo hình hyperbol có thể có nguồn gốc bên ngoài Hệ Mặt Trời.
2.15 Các vùng ở xa hơn
        Điểm kết thúc của Hệ Mặt Trời và là điểm khởi đầu của không gian giữa các sao vẫn chưa được định nghĩa chính xác. Biên giới này là nới bằng hai áp suất đẩy ra của gió Mặt Trời cân bằng với lực hấp dẫn từ bên trong Hệ Mặt Trời.
        Nhật quyển trải rộng ra phía ngoài tạo thành một hình cầu vĩ đại có bán kính khoảng 95 AU, hay gấp ba lần bán kính quỹ đạo của Sao Diêm Vương. Rìa ngoài của hình cầu là điểm mà ở đó gió Mặt Trời va chạm với các loại gió đối nghịch khác của không gian giữa các sao. Ở đó gió đi chậm lại, đặc lại và trở nên rối loạn hơn, tạo thành một kết cấu hình bầu dục vĩ đại được gọi là nhật bao (heliosheath) có hình dáng và tính chất rất giống đuôi một sao chổi; trải dài ra bên ngoài thêm 40 AU nữa về phía gió sao, nhưng có đuôi về hướng ngược lại dài hơn rất nhiều lần. Biên giới bên ngoài của vỏ, là nhật mãn (heliopause), là điểm mà tại đó gió Mặt Trời cuối cùng cũng kết thúc, và tiến vào không gian liên hành tinh. Phía bên kia của heliopause, ở khoảng 230 AU, có hình cung, là một "đường rẽ nước" do Mặt Trời để lại khi nó di chuyển trong Ngân Hà.
      Nhưng cả điểm này cũng không được cho là bên ngoài Hệ Mặt Trời, vì lực hấp dẫn của Mặt Trời vẫn thống trị thậm chí cho tới Mây Oort. Đám mây Oort là một khối to lớn những vật thể đóng băng, hiện vẫn chỉ có tính giả thuyết, được cho là nguồn gốc của những sao chổi thời gian dài và bao quanh Hệ Mặt Trời giống như là một cái vỏ ở khoảng cách 50.000 đến 100.000 AU phía ngoài Mặt Trời, hay thậm chí là nửa đường đến hệ sao khác. Vì thế, đa phần của Hệ Mặt Trời vẫn còn chưa được nghiên cứu.

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/; Thể loại: Bài đang được viết | Hệ Mặt Trời (còn nữa) xem tiếp phần 3
(xem phần một)
Bạn có thể downloals tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét