Mua he 2009-2010

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

5 sự kiện khoa học tiêu biểu của thế kỷ 20

1- Sự ra đời của máy bay.
        Mười giờ ba mươi phút, ngày 17 tháng 12 nǎm 1903, tại vùng đồng bằng Kiti Howk thuộc bang bắc Calolina (Mỹ), hai anh em nhà Wright Orvilli và Wright Wribus cho bay thử chiếc máy bay đầu tiên mang tên "người bay".
        Trong chuyến bay thử đầu tiên đó "người bay" đã nhấc mình khỏi mặt đất và bay cao 36 mét so với mặt đất. "Người bay" được anh em nhà Wright chế tạo là một máy bay phát động chạy xǎng bốn xilanh, 12 mã lực, nặng hơn 70 kg. Máy bay gồm có hai cánh, khung gỗ nhẹ và may bằng vải buồm. "Người bay" dùng lực nâng bằng cánh hai tầng, bánh lái có thể điều khiển lên xuống và rẽ trái, rẽ phải. Máy bay phát động chạy xǎng làm bánh quay chân vịt (cánh quạt).
        Sau khi thử nghiệm thành công, anh em nhà Wright tiếp tục cải tiến, mấy nǎm sau họ biểu diễn ở Pháp. Lần này họ đã bay liên tục được hai giờ, ba mươi phút, hai mươi ba giây trước đông đảo công chúng. Khác với lần thử nghiệm ngày 17 tháng 12 nǎm 1903, chỉ có nǎm người xem, trong đó có một trẻ em.

2- Thời đại ghi hình.
       Nǎm 1927, bộ phim đầu tiên có tiếng động trong lịch sử điện ảnh thế giới được trình chiếu trước công chúng Mỹ. Đó là bộ phim "The zazz Singer" (Ca sĩ nhạc zazz) của công ty sản xuất phim Warner Brother Pictures. Từ đây bắt đầu cho thời đại ghi hình phát triển.
       Mặc dù được bắt đầu từ những nǎm 1860, từ kỹ sư Xelet (Hollywood) đến Hai-nơ, Eđixơn, Laynie... nhưng thời đại phim câm. Chỉ đến khi "The zazz Singer" ra đời thì thế giới bước vào thời đại ghi hình, truyền hình và điện ảnh. Theo thống kê, những nǎm 30 ở Mỹ, mỗi tuần số người đến xem phim đã lên tới 110 triệu.

3- Thời đại nguyên tử.
       Ngày 16 tháng 7 nǎm 1945, khi cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai đi vào giai đoạn cuối cùng, thì tại bang New Mêhicô (Mỹ) Mỹ đã cho nổ thử quả bom nguyên tử đầu tiên thành công.
       Ngày 6 tháng 8 nǎm 1945, máy bay B29 do Thượng tá phi công Mỹ Đi-be-dơ lái mang theo quả bom nguyên tử dài 8,05 mét có tên là "Thằng gầy" đã thả xuống thành phố Hirosima của Nhật Bản vào lúc 8 giờ 15 phút đã phá huỷ 60% công trình xây dựng và giết chết 10 vạn người.
       Ngày 9 tháng 8, vào lúc 11 giờ 1 phút, thiếu tá không quân Mỹ Xvêni lái máy bay ném quả bom nguyên tử thứ hai dài 3,3 mét xuống Nagasaki.
       Nǎm 1945 được coi là nǎm khởi đầu của thời đại nguyên tử. Mà bom nguyên tử có "cha đẻ" chính là Julius Robent Oppenheiner nhà vật lý người Mỹ kế thừa và tiếp tục thành quả của Fec-Mi.
       Ngoài sức công phá mãnh liệt dùng làm bom nguyên tử, nǎng lượng nguyên tử cũng được dùng vào một số mục đích hoà bình khác: Sử dụng trong y học: chuẩn đoán bệnh, trong điều tra, kiểm tra...

4- Thời đại máy tính.
       Tháng 2 nǎm 1940 E-cat-tơ và Mo-ri-xơ trường Đại học Pensy Ivania đã dùng máy tính điện tử thay thế máy tính cơ. Các ông đã chế tạo ra máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới cho lục quân Mỹ.
       Thời gian qua đi, càng ngày người ta càng tìm cách cải tiến máy tính. Cứ 10 nǎm lại thay đổi một thế hệ. Máy tính không những tính nhanh mà còn vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác: Trong Y học (chẩn đoán bệnh). Cảnh sát dùng để điều tra tội phạm. Những người làm nghệ thuật có thể dùng máy tính để sáng tác... Cuộc cách mạng máy tính đã làm thay đổi cuộc sống loài người một cách sâu sắc. Người ta gọi đó là "cách mạng thông tin", "Làn sóng thứ ba" hoặc "cuộc cách mạng lần thứ tư".

5- Thám hiểm vũ trụ.
       Tháng 8 nǎm 1958, nhà khoa học người Nga Kha-rô-mốp đã cho ra đời quả vệ tinh nhân tạo đầu tiên và một loạt các thí nghiệm kh nhau: Đưa chó vào vũ trụ, đưa chuột, hạt giống thực vật... để chứng tỏ một điều rằng: Con người có thể sống trên không.
       Ngày 12 tháng 4 nǎm 1961 là ngày quan trọng nhất trong lịch sử chinh phục vũ trụ của nhân loại. Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Ga-ga-rin đã lái con tàu vũ trụ mang tên "Phương Đông 1" bay vào vũ trụ, vòng quanh trái đất 180 phút rồi quay lại trái đất.
       Tháng 8 nǎm 1961, Ti-cốp (người Liên Xô) lái tàu "Phương Đông 2" bay vào vũ trụ với thời gian là 25 giờ.
       Ngày 16 tháng 7 nǎm 1969, ba nhà du hành vũ trụ người Mỹ trên con tàu vũ trụ mang tên "Apolo II" để quan sát mặt trǎng. Vào lúc 4 giờ 18 phút ngày 20 tháng 7 nǎm 1969 người Mỹ đầu tiên đã đặt chân lên mặt trǎng, đó là Amu-xtan; Ooc-đơ-lin; Kha-rin-xơ.
        Ngày 27 tháng 7 nǎm 1969, tàu "Apolo II" đã an toàn trở về trái đất. Từ 1969 đến 1972 tầu "Apolo II" của Mỹ đã lên mặt trǎng 7 lần (thất bại 1 lần) và từ 1972 đến nay Liên Xô và Mỹ đã tiến hành thǎm dò các hành tinh sao Kim, sao Hoả, sao Mộc...
       Nǎm 1981, máy bay vũ trụ của Mỹ lần đầu tiên bay thành công. Loại máy bay này có thể sử dụng nhiều lần có nhiều chức nǎng như: Phóng vệ tinh nhân tạo và chở khách...
(Báo Người Hà Nội)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét