Mua he 2009-2010

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Phần mềm chuyển đổi font chữ

Chào các bạn, mình xin giới thiệu một phần mên chuyển đổi phong chữ rất hiệu quả, nó có ích cho tất cả các bạn làm việc trong lĩnh vực văn phòng, tiếp xúc với nhiều loại văn bản có font không như mong muốn. Bạn có thể dùng chương trình này để chuyển đổi một cách dễ dàng.
download tại đây
Nếu bạn cần thêm phần mêm gì có thể liên hệ:
thanhvl9@gmail.com

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Bài tập Vật Lí hạt nhân

Xin giới thiệu với tất cả các bạn, một số bài tập vật lí hạt nhân, có hướng dẫn kem theo và đáp án trắc nghiệm. Tài liệu được sưa tầm và chỉnh sửa, mong các bạn đóng góp ý kiến để tài liệu có thể tốt hơn.
Xem và download tài liệu ở đây
liên hệ: thanhvl9@gmail.com

Bài tập trắc nghiệm con lắc lò xo

Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn, một số bài tập trắc nghiệm về con lắc lò xo. Tài liệu này được chúng tôi sưu tầm và có chỉnh sửa, mong các bạn đóng góp ý kiến để tài liệu hoàn thiện hơn.
Xem và download tài liệu ở đây
liên hệ: thanhvl9@gmail.com

Dòng điện xoay chiều

Tuyển tập 65 bài tập trắc nghiệm dòng điện xoay chiều, và kem theo đáp án
Xem chi tiết tại đây.
Nhấn vào đây để download
liên hệ: thanhvl9@gmail.com

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Lí thuyết Vật Lí 12

          Để chuẩn bị tốt cho kì thi tôt nghiệp THPT, chúng tôi trân trong giới thiệu với bạn đọc cuốn lý thuyết Vật Lí 12.
          Là bản tóm tắt các kiến thức cơ bản của chương trình vật lí 12, đây là lần xuất bản đầu tiên nên sẻ có một số thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn để tài liệu được hoàn thiện hơn.
liên hệ: thanhvl9@gmail.com

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Chuyển đổi File PowerPoint sang PDF không sợ xung đột Font chữ

Chuyển đổi File PowerPoint sang PDF không sợ xung đột Font chữ

Để chuyển đổi định dạng PPT sang PDF nếu bạn dùng các chương trình convert dạng trực tiếp, bạn sẽ gặp phải trường hợp file PDFkhông hiển thị đúng chữ viết. Mặt khác nếu bạn chuyển đổi sang định dạng Doc thì cũng gặp trường hợp tương tự. Do vậy, bài viết này sẽ giúp bạn có phương án chuyển đổi định dạng PPTsang PDFmà không sợ khi ra file PDFđọc không được tiếng Việt.

Để thực hiện, bạn hãy mở file PPTbằng Powerpoint ra .Chỉnh sửa và xem sơ bộ để chắc chắn rằng bạn đã có thể đọc được tiếng Việt. Sau đó , chọn vào File > Save As .

Trong hộp thoại Save As.Trong phần Save As Type , bạn chọn vào Jpeg File Interchange Format . Sau đó chọn tên cần lưu .Tiếp theo bạn chọn Yes để Powerpoint trích xuất toàn bộ các slide có trên file ppt. Sau đó , bạn vào đường dẫn chọn lưu ,bạn sẽ thấy một thư mục tên trùng với file khi đặt. Click vào đấy , bạn sẽ thấy toàn bộ slide giờ đã thành file ảnh định dạng jpg. Hầu hết chất lượng hình ảnh này đều rất tốt .Không xung đột font chữ và tương ứng mỗi slide là một file ảnh.

Như vậy bạn có thể thấy mục đích của việc chuyển đổi từ Powerpoint sang PDFrồi chứ .Chúng ta sẽ dùng Powerpoint chụp ảnh các slide sau đó chuyển đổi các slide ảnh này sang PDF. Bấy giờ bạn hãy dùng một chương trình convert kiêm combine ( liên kết ) các file jpg này lại. Và bạn đã có trong tay bạn file PDFđể in chế độ trang chẵn lẻ tiết kiệm giấy ( chế độ này không đựơc Powerpoint ủng hộ cho lắm mặc dù anh em nó là Word lại hỗ trợ ).

Để chuyển đổi từ jpg sang PDF, xin giới thiệu chương trình Image2PDFphiên bản 1.7 dung lượng 2.26MB, tương thích mọi windows. Bạn có thể download từ www.verypdf.com. Chương trình này có ưu điểm là chuyển đổi cực nhanh, hỗ trợ trên 30 định dạng ảnh. Theo thử nghiệm cho 343 file ảnh chỉ mất có khoảng chưa tới 30s. Ngoài ra, chế độ Setting còn cho bạn thêm thông tin, mã hóa bằng mật khẩu, liên kết nhiều file ảnh, tinh chỉnh độ phân giải cho file PDF( từ 0 > 1200 dpi ), tùy chỉnh chế độ quét ảnh, hay chế độ Zoom ảnh trước khi convert …

Sau khi cài đặt và chuẩn bị xong các slide ảnh. Nhấn make PDFđể chương trình giúp bạn chuyển đổi .

Như vậy mặc dù bạn đi đường vòng, nhưng dù sao cũng đã thỏa mục đích cho bạn .Hơn nữa file PDFcủa bạn vẫn không sợ kém chất lượng và khắc phục hiện tượng không hiển thị chữ Việt như các chương trình chuyển đổi gặp phải .

Sự hình thành Trái Đất (earth)

Thiên hà

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

Chiêu thứ 1.
Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí (hình dưới). Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2
A. áp suất chất khí giảm;
B. thể tích chất khí tăng;
C. nhiệt độ chất khí thay đổi;
D. nhiệt độ chất khí không đổi.
        Chọn đáp án SAI.
       Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 - 50 rồi !
Chiêu thứ 2.
Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy.Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là
A. 500 000 J;
B. 500 000 kg.m/s;
C. 34 CV;
D. 34 N.s.
       Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.
Chiêu thứ 3.
       Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.
Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là
A. 100 J;
B. 100 W;
C. 1000 W;
D. 1 kJ.
       Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này, “giang hồ hiểm ác” bạn nhé.
Chiêu thứ 4.
       Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 m. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được.
Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn
A. 500 N;
B. 0,5 N;
C. 6,48 N;
D. 6480 N.
      Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.
Chiêu thứ 5.
      Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.
Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào
A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;
B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
C. bản chất của vật đàn hồi;
D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.
       Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây !

Chiêu thứ 6.
      Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.
Ví dụ: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;
B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;
C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;
D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.
      Cho như câu này là nhân đạo lắm ! Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như câu sau đây, mà không hiểu sao, có nhiều bạn không thèm đọc đến khi làm bài !
Khi vận tốc của một vật biến thiên thì
A. động lượng của vật biến thiên;
B. thế năng của vật biến thiên;
C. động năng của vật biến thiên;
D. cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp án SAI.
Chiêu thứ 7.
       Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị
A. vẫn là 5 m/s;
B. lớn hơn 5 m/s;
C. nhỏ hơn 5 m/s;
D. không thể xác định được.
      Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.
      Trên đây là một số thủ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm vật lí. Hi vọng là mấy “chiêu thức” đơn sơ này có thể giúp ích cho bạn phần nào khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, có một điều tôi muốn nhấn mạnh với bạn rằng: Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của bạn. Chúc may mắn.

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Hệ Mặt Trời (phần 3)

2.16 Trong dải Ngân Hà
        Hệ Mặt Trời là một phần của thiên hà có tên gọi là Ngân Hà (Sông sao) hay Milky Way (dòng sữa) (trong văn chương còn gọi là sông Ngân), đây là một thiên hà xoắn ốc với đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng chứa khoảng 200 tỷ ngôi sao, trong đó Mặt Trời của chúng ta là một ngôi sao thông thường điển hình.
       Hệ Mặt Trời nằm trong Bông Địa phương ở cánh tay của chòm sao Lạp Hộ thuộc Ngân Hà. Khoảng cách từ Hệ Mặt Trời tới tâm của Ngân Hà khoảng từ 25.000 đến 28.000 năm ánh sáng. Vận tốc của hệ Mặt Trời trên quỹ đạo là khoảng 220 km trên s, và nó hoàn thành một chu kỳ quay khoảng 226 triệu năm. Tại vị trí của Hệ Mặt Trời trong dải Ngân Hà thì vận tốc vũ trụ cấp bốn là khoảng 1.000 km/s (tính theo người quan sát ở Trái Đất).
       Xung quanh hệ Mặt Trời, trong vòng bán kính cách chúng ta (Trái Đất) 5 parsec (khoảng dưới 17 năm ánh sáng) hiện các nhà khoa học đang thống kê được 49 hệ sao, trong đó có 65 sao sáng và 4 sao lùn nâu
2.17 Proxima Centari
        Ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất trong dải Ngân Hà là sao lùn đỏ Proxima Centauri trong chòm sao Bán Nhân Mã, cách chúng ta khoảng 4.243±0.002 năm ánh sáng. Cạnh đó là sao đôi Alpha Centauri 4.365±0.007 năm ánh sáng. Sau đó là sao Barnard với khoảng cách 5.98 ± 0.003 năm ánh sáng.
       Hệ Mặt Trời có quỹ đạo rất không bình thường trong dải Ngân Hà. Nó vừa rất gần với quỹ đạo tròn vừa gần với khoảng cách chính xác mà từ đó vận tốc quỹ đạo phù hợp với vận tốc của các bước sóng nén tạo ra các nhánh xoắn ốc. Hệ Mặt Trời thuộc về nhánh trong các nhánh xoắn ốc có thể tạo thành sự sống giống như trên Trái Đất. Bức xạ từ các siêu tân tinh trong các nhánh xoắn ốc trên lý thuyết có thể tiêu diệt hay ngăn cản mọi sự sống trên bề mặt các hành tinh. Khác với các phần còn lại của các nhánh xoắn ốc, Trái Đất có thể là một sự khác thường do nó có khả năng tạo thành các hình thái khác nhau của sự sống trên bề mặt của nó.
2.17 Nguồn gốc và sự tiến hoá
        Lịch sử Hệ Mặt Trời bắt đầu từ cách đây khoảng 5 tỷ năm, với sự hình thành từ một đám mây thể khí gọi là đám bụi Mặt Trời, theo giả thuyết được đưa ra lần đầu tiên năm 1755 bởi Immanuel Kant và được trình bày một cách độc lập bởi Pierre-Simon Laplace.
        Để tính ra tuổi Hệ Mặt Trời, có thể đo lượng còn lại của các đồng vị phóng xạ không bền vững không có nguồn sinh ra liên tục sau khi Hệ Mặt Trời hình thành. Bằng cách quan sát xem các đồng vị này đã suy giảm đến mức độ nào, đồng thời biết được chu kỳ bán rã của chúng, có thể tính ra tuổi của chúng. Những hòn đá cổ nhất trên Trái Đất ước tính 3,9 tỷ năm tuổi, tuy nhiên rất khó để tìm được những hòn đá đó vì Trái Đất đã hoàn toàn thay đổi bề mặt của nó. Các thiên thạch, vốn được hình thành trong giai đoạn ban đầu của đám bụi mặt trời, được tìm thấy có tuổi già nhất là 4.6 tỷ năm, suy ra Hệ Mặt Trời đã được hình thành từ cách đây ít nhất 4.6 tỷ năm.
       Đám bụi Mặt Trời ban đầu có hình dáng gần giống hình cầu, đường kính 100 AU và có khối lượng bằng 2 đến 3 lần khối lượng Mặt Trời. Theo thời gian, một sự nhiễu loạn, có thể một sao siêu mới bên cạnh, gây sóng hấp dẫn xung kích vào không gian của đám bụi, làm nén đám bụi này, đẩy vật chất của nó sâu vào bên trong, tới lúc lực hấp dẫn vượt qua áp suất khí bên trong và nó bắt đầu sụp đổ.
       Khi đám bụi sụp đổ, nó giảm kích thước, điều này làm nó xoay tròn nhanh hơn để giữ mô men động lượng bảo toàn. Các định luật cơ học cho thấy kết quả của các lực hấp dẫn, áp suất khí, và lực ly tâm trong chuyển động quay khiến cho đám bụi bắt đầu trở nên dẹt thành hình một cái đĩa quay tròn với một chỗ phình lên ở giữa, gọi là đĩa bụi Mặt Trời. Mặt phẳng trung bình của đĩa bụi này rất gần với mặt phẳng hoàng đạo sau này.
       Khi đĩa bụi Mặt Trời trở nên đặc hơn, một hình thức đầu tiên của sao trung tâm (tức Mặt Trời sau này) được tạo thành ở giữa, gọi là tiền Mặt Trời. Hệ này được sự ma sát của các viên đá va chạm vào nhau làm nóng lên. Những nguyên tố nhẹ hơn như hydro và heli thoát khỏi phần tâm và tràn ra phía rìa ngoài của đĩa, để lại các nguyên tố nặng tập trung bên trong, hình thành bụi và đá ở trung tâm. Các nguyên tố nặng hơn kết thành khối với nhau để tạo thành các tiểu hành tinh và các tiền hành tinh. Ở vùng ngoài của tinh vân này, băng và các khí dễ bay hơi còn tồn tại, và như một kết quả, các hành tinh bên trong là đá và các hành tinh bên ngoài có đủ khối lượng để giữ lại lượng lớn các khí nhẹ, như hydro và heli.
       Sau 100 triệu năm, áp suất và sự cô đặc hydrô ở trung tâm của đĩa bụi sụp đổ trở lên đủ lớn để tiền Mặt Trời duy trì các phản ứng nhiệt hạch. Kết quả của việc này, hydro bị biến thành heli trong các phản ứng đó, và một lượng lớn nhiệt được toả ra.
       Trong thời gian đó, tiền Mặt Trời biến thành Mặt Trời và các tiền hành tinh và tiền tiểu hành tinh biến thành các hành tinh thông qua sự tập trung dần dần khối lượng. Tất cả các hành tinh được hình thành trong một thời gian ngắn, khoảng vài triệu năm. Chúng đều có quỹ đạo nằm gần mặt phẳng trung bình của đĩa bụi ban đầu; nghĩa là mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất) cũng nằm gần mặt phẳng trung bình này và gần với các mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh khác.
2.18 Khám phá và thám hiểm:
2.18.1 Lịch sử
       Các hành tinh bên trong Sao Thổ từng được các nhà thiên văn ngày xưa biết đến, họ quan sát sự di chuyển của những vật thể đó so với những vùng có vẻ đứng im gồm các ngôi sao. Sao Kim và Sao Thuỷ vốn đã được quan sát là hai vật thể riêng biệt dù có khó khăn trong việc kết nối "Sao hôm" và "Sao mai". Họ cũng biết rằng hai vật thể không phải một điểm, Mặt Trời và Mặt Trăng, di chuyển trên cùng một cái nền đứng im. Tuy nhiên, sự hiểu biết về trạng thái của những vật thể đó hoàn toàn thiếu chính xác.
       Trạng thái và cấu trúc của Hệ Mặt Trời vẫn còn bị hiểu biết chưa chính xác vì ít nhất là hai lý do. Trái Đất đã bị coi là đứng im, và sự di chuyển của các vật thể trên trời vì thế cũng chỉ là bên ngoài. Mặt Trời đã bị coi là quay quanh Trái Đất, giống như các hành tinh hay thiên thể khác. Quan niệm này về vũ trụ, với Trái Đất ở trung tâm, được goi là hệ địa tâm. Nhiều vật thể trong hệ mặt trời và các hiện tượng không được nhận thức đầy đủ nếu không có trợ giúp của kỹ thuật.
       Trong vài trăm năm qua, các tiến bộ về nhận thức và kỹ thuật đã giúp con người hiểu thêm nhiều về hệ mặt trời. Sự nhận thức đầu tiên và có tính nền tảng là cuộc cách mạng của Nicolaus Copernicus cho rằng các hành tinh quay quanh Mặt Trời - hệ nhật tâm - với Mặt Trời ở trung tâm. Điều đã gây sốc nhất và gây ra nhiều tranh cãi nhất không phải là việc Mặt Trời ở trung tâm mà là Trái Đất thuộc ngoại biên, và có quỹ đạo. Các hành tinh vốn chỉ bị coi đơn giản là các điểm trên bầu trời, nhưng nếu chính Trái Đất là một hành tinh, có lẽ những hành tinh khác, giống như Trái Đất, chỉ là những hình cầu to lớn và cứng chắc.
       Về mặt triết học, có một số sự chống đối thuyết nhật tâm. Tình trạng tự nhiên của các vật khoáng, nặng giống như Trái Đất được tin rằng sẽ nằm im. Các hành tinh được cho rằng được cấu tạo từ vật liệu riêng biệt, phù du (sớm nở tối tàn) và nhẹ. Mọi người từng tin rằng sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm cho không khí biến mất khỏi bề mặt. Nếu Trái Đất đang chuyển động, các nhà thiên văn học đã có thể quan sát thị sai của các ngôi sao, như việc các ngôi sao xuất hiện và thay đổi vị trí so với các vật thể ở xa hơn vì lý do Trái Đất thay đổi vị trí.
       Sự phát minh ra kính viễn vọng cho phép một sự tiến bộ căn bản về kỹ thuật trong việc khám phá Hệ Mặt Trời, với kính viễn vọng đã được cải tiến của Galileo Galilei đã cho phép nhiều lợi ích trong việc khám phá các vệ tinh của các hành tinh khác, đặc biệt là bốn vệ tinh lớn của Sao Mộc. Điều này cho thấy tất cả các vật thể trong vụ trụ không quay quanh Trái Đất. Tuy nhiên, có thể phát minh lớn nhất của Galileo là việc hành tinh Sao Kim có các pha giống như Mặt Trăng, chứng minh rằng nó phải quay quanh Mặt Trời.
Sau đó, vào năm 1678, Isaac Newton dùng định luật vạn vật hấp dẫn của mình giải thích lực vừa giữ Trái Đất quay quanh Mặt Trời vừa giữ không khí không bị cuốn đi mất.
       Cuối cùng, năm 1838, nhà thiên văn Friedrich Wilhelm Bessel đã thành công trong việc đo đạc thị sai của ngôi sao 61Cygni, chứng minh một cách thuyết phục rằng Trái Đất đang chuyển động.
2.18.2 Ngày nay
       Với sự khởi đầu thời đại vũ trụ, một thời đại vĩ đại trong thám hiểm đã được thực hiện bởi các chuyến thăm dò vũ trụ không người lái được tổ chức và thực hiện bởi nhiều cơ quan vũ trụ. Tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên hạ cánh xuống một vật thể trong Hệ Mặt Trời là tàu thám hiểm Luna 2 của Liên Xô, nó hạ cánh xuống Mặt Trăng năm 1959. Từ đó, ngày càng có nhiều hành tinh khác ở xa hơn được khám phá, với việc tàu vũ trụ đáp xuống Sao Kim năm 1965, Sao Hoả năm 1976, tiểu hành tinh 433 Eros năm 2001, và vệ tinh Titan của Sao Thổ năm 2005. Các tàu vũ trụ cũng đã tiến gần tới các hành tinh khác như Mariner 10 đi qua Sao Thuỷ năm 1973.
       Tàu vũ trụ đầu tiên khám phá các hành tinh vòng ngoài là Pioneer, bay qua Sao Mộc năm 1973. Pioneer 11 là tàu đầu tiên đến Sao Thổ năm 1979. Các tàu vũ trụ Voyager đã làm một cuộc hành trình vĩ đại đến các hành tinh vòng ngoài sau khi chúng được phòng lên năm 1977, với hai tàu bay qua Sao Mộc năm 1979 và Sao Thổ năm 1980-1981. Voyager 2 sau đó tiến sát đến Sao Thiên Vương năm 1986 và Sao Hải Vương năm 1989. Các tàu Voyager hiện đang ở bên ngoài quỹ đạo của Sao Diêm Vương, và đến tháng 6 năm 2006, tàu Voyager 1 đã vượt qua ranh giới của Hệ Mặt Trời.
       Sao Diêm Vương vẫn chưa được thăm viếng bởi một tàu vũ trụ nào của con người dù việc NASA phóng tàu New Horizons vào tháng 1 năm 2006 có thể làm thay đổi điều này. Tàu dự tính sẽ bay qua Sao Diêm Vương vào tháng 7 năm 2015 và sau đó sẽ nghiên cứu thêm càng nhiều càng tốt về các vật thể trong vành đai Kuiper.
       Thông qua những vụ khám phá không người lái đó, con người đã có thể có những ảnh chụp gần hơn về đa số các hành tinh và trong trường hợp có thể hạ cánh, tiến hành các xét nghiệm về đất đá và khí quyển của chúng. Các cuộc thám hiểm có người lái, dù sao, cũng chỉ đưa con người tới được Mặt Trăng, trong chương trình Apollo. Lần cuối con người đáp tàu lên Mặt Trăng là vào năm 1972, nhưng những sự khám phá gần đây về băng trong những miệng núi lửa sâu ở các vùng cực của Mặt Trăng đã gợi nên ý tưởng suy đoán rằng tàu vũ trụ có người lái có thể quay lại Mặt Trăng trong thập kỷ tới hoặc sau đó. Chương trình phòng tàu vũ trụ có người lái đến Sao Hoả đã được dự đoán từ nhiều thế hệ những người yêu thích thiên văn. Châu Âu (ESA) hiện đang đặt kế hoạch phóng tàu có người lái khám phá Mặt Trăng và Sao Hoả như một phần của Chương trình thám hiểm Aurora được xác nhận vào năm 2001. Hoa Kỳ cũng có một chương trình tương tự gọi là Tầm nhìn Thám hiểm Vũ trụ năm 2004.
2.19 Giả thuyết sao đôi
Có giả thuyết cho rằng Mặt Trời có thể là một phần trong một hệ sao đôi, với một ông bạn đồng hành được gọi là Nemesis. Nemesis được cho là có thể giải thích một số trạng thái đều đặn về thời gian của sự tuyệt chủng của cuộc sống trên Trái Đất. Các lý thuyết cho rằng Nemesis tạo ra các xáo trộn định kỳ trong đám mây Oort gồm các sao chổi bay quanh Hệ Mặt Trời, gây ra các "cơn mưa sao chổi". Một số chúng va chạm với Trái Đất, gây ra sự huỷ diệt sự sống. Lý thuyết này không còn được nhiều nhà khoa học cho là nghiêm túc, phần lớn bởi vì các quan sát hồng ngoại không thể tìm thấy bất kỳ một vật thể nào như vậy, vốn phải dễ nhận thấy với các bước sóng đó.

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/; Thể loại: Bài đang được viết | Hệ Mặt Trời (hết) xem lại phần 2

Hệ Mặt Trời (phần 2)

2.10 Sao Diêm Vương và Charon
        Sao Diêm Vương là một hành tinh lùn nằm trong vành đai Kuiper. Hiện vẫn còn đang tranh cãi liệu Charon có còn là một vệ tinh của Sao Diêm Vương hay được xếp loại thành một hành tinh lùn vì đây là một hệ kép.
2.11 Đĩa phân tán
       Trải rộng hơn ra phía bên ngoài của Vành đai Kuiper là đĩa phân tán. Các vật thể của đĩa phân tán được cho rằng có cùng nguồn gốc với Vành đai Kuiper nhưng bị bắn vào các quỹ đạo thất thường hơn ở ngoài rìa.
Một vật thể đặc biệt của đĩa phân tán là 2003 UB313, được tìm ra vào năm 2003 nhưng được khẳng định hai năm sau đó bởi Mike Brown (Caltech), David Rabinowitz (Đại học Yale) và Chad Trujillo (Gemini Observatory), đã khởi động lại cuộc tranh cãi cũ về cái gì tạo nên một hành tinh bởi vì nó lớn hơn Sao Diêm Vương tới 30%, với đường kính ước tính khoảng 1864 dặm. Hiện nay nó không có tên, nhưng được trao cho cái tên tạm là 2003 UB313; nó cũng được gọi là "Xena" bởi những người tìm ra nó, lấy tên một nhân vật truyền hình. Nó có nhiều điểm tương đồng với Sao Diêm Vương: quỹ đạo của nó rất lệch tâm, với điểm cận nhật là 38,2 AU (gần bằng khoảng cách của Sao Diêm Vương tới Mặt Trời) và điểm viễn nhật 97,6 AU, và nó rất nghiêng so với mặt phẳng hoàng đạo, tới 44 độ, hơn nhiều so với bất kỳ vật thể nào được biết đến trong Hệ Mặt Trời, trừ một vật thể mới được khám phá gần đây là 2004 XR190. Giống như Sao Diêm Vương, nó được tin rằng được cấu thành phần lớn từ đá và băng, và có một mặt trăng. Tuy nhiên, việc nó và các vật thể lớn nhất trong vành đai Kuiper phải được coi là hành tinh hay Sao Diêm Vương phải bị xếp hạng lại là một thiên thể ngoài Hải Vương Tinh vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết.
2.12 Eris
        Eris là hành tinh lùn lớn nhất trong Thái Dương hệ và là thiên thể thứ chín quay quanh Mặt Trời (tính theo khoảng cách).
2.13 Khả năng về một vùng mới
        Sedna, vật thể kiểu sao Diêm Vương mới được tìm thấy với một quỹ đạo khổng lồ, hình elip với thời gian quay quanh Mặt Trời là 10.500 năm cùng điểm cận nhật và viễn nhật vào cỡ 76 AU và 928 AU. Ở điểm cận nhật nó là một thành viên của vành đai Kuiper và có thể là thành viên đầu tiên của một vùng mới. 2000 CR105 cũng được cho là một thành viên của vùng này.
2.14 Các sao chổi
        Các sao chổi phần lớn được tạo thành từ băng dễ bay hơi và có quỹ đạo rất lệch tâm, thường điểm cận nhật ở bên trong quỹ đạo của các hành tinh vòng trong và điểm viễn nhật xa bên ngoài Sao Diêm Vương. Các sao chổi chu kỳ ngắn có điểm viễn nhật ở gần hơn, tuy nhiên, một sao chổi già thường bị bay hơi hết những gì có thể bay được khi đi qua gần Mặt Trời thường có nhiều đặc tính của tiểu hành tinh. Các sao chổi chu kỳ dài có chu kỳ kéo dài hàng nghìn năm. Một số sao chổi có quỹ đạo hình hyperbol có thể có nguồn gốc bên ngoài Hệ Mặt Trời.
2.15 Các vùng ở xa hơn
        Điểm kết thúc của Hệ Mặt Trời và là điểm khởi đầu của không gian giữa các sao vẫn chưa được định nghĩa chính xác. Biên giới này là nới bằng hai áp suất đẩy ra của gió Mặt Trời cân bằng với lực hấp dẫn từ bên trong Hệ Mặt Trời.
        Nhật quyển trải rộng ra phía ngoài tạo thành một hình cầu vĩ đại có bán kính khoảng 95 AU, hay gấp ba lần bán kính quỹ đạo của Sao Diêm Vương. Rìa ngoài của hình cầu là điểm mà ở đó gió Mặt Trời va chạm với các loại gió đối nghịch khác của không gian giữa các sao. Ở đó gió đi chậm lại, đặc lại và trở nên rối loạn hơn, tạo thành một kết cấu hình bầu dục vĩ đại được gọi là nhật bao (heliosheath) có hình dáng và tính chất rất giống đuôi một sao chổi; trải dài ra bên ngoài thêm 40 AU nữa về phía gió sao, nhưng có đuôi về hướng ngược lại dài hơn rất nhiều lần. Biên giới bên ngoài của vỏ, là nhật mãn (heliopause), là điểm mà tại đó gió Mặt Trời cuối cùng cũng kết thúc, và tiến vào không gian liên hành tinh. Phía bên kia của heliopause, ở khoảng 230 AU, có hình cung, là một "đường rẽ nước" do Mặt Trời để lại khi nó di chuyển trong Ngân Hà.
      Nhưng cả điểm này cũng không được cho là bên ngoài Hệ Mặt Trời, vì lực hấp dẫn của Mặt Trời vẫn thống trị thậm chí cho tới Mây Oort. Đám mây Oort là một khối to lớn những vật thể đóng băng, hiện vẫn chỉ có tính giả thuyết, được cho là nguồn gốc của những sao chổi thời gian dài và bao quanh Hệ Mặt Trời giống như là một cái vỏ ở khoảng cách 50.000 đến 100.000 AU phía ngoài Mặt Trời, hay thậm chí là nửa đường đến hệ sao khác. Vì thế, đa phần của Hệ Mặt Trời vẫn còn chưa được nghiên cứu.

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/; Thể loại: Bài đang được viết | Hệ Mặt Trời (còn nữa) xem tiếp phần 3
(xem phần một)
Bạn có thể downloals tại đây

Hệ Mặt Trời (phần 1)

      Hệ Mặt Trời (cũng được gọi là Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, gồm 8 hành tinh chính quay xung quanh, 7 trong số các hành tinh này có vệ tinh riêng của chúng, cùng một lượng lớn các vật thể khác gồm các hành tinh lùn (như Diêm Vương Tinh), tiểu hành tinh, sao chổi, bụi và plasma.
2.1 Cấu trúc
      Từ trong ra ngoài, Hệ Mặt Trời gồm
            • Mặt Trời
            • Các hành tinh là Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.
            • Ba hành tinh lùn là Ceres, Diêm Vương Tinh và Eris (được chính thức xếp loại hành tinh lùn kể từ tháng 8 năm 2006).
            • Ngoài cùng là Vòng đai Kuiper và Đám Oort.
      Các hành tinh còn có các vật thể bay quanh chúng như các vệ tinh tự nhiên, các vòng đai của vài hành tinh (như vành đai Sao Thiên Vương, vành đai Sao Thổ, ...), các vệ tinh nhân tạo. Các tiểu hành tinh cũng có các vệ tinh của chúng.
      Xen kẽ giữa các hành tinh có các thiên thạch và bụi cùng các sao chổi. Ngoài ra còn có nhật quyển (heliosphere), cấu trúc lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, được tạo thành từ ảnh hưởng của từ trường quay của Mặt Trời trên plasma, gọi là gió Mặt Trời, choán đầy không gian trong hệ Mặt Trời. Nó hình dạng hình cầu với giới hạn ngoài cũng chính là giới hạn của Hệ Mặt Trời.
2.2 Cấu trúc hệ Mặt Trời
      Khoảng cách trong Hệ Mặt Trời thường được đo bằng các đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn, viết tắt là AU, là khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, hay 149.598.000 kilômét.
      Đa số các vật thể trên quỹ đạo quanh Mặt Trời đều nằm trong mặt phẳng quỹ đạo gần nhau, và gần mặt phẳng hoàng đạo, và cùng quay một hướng. Kích thước của quỹ đạo các hành tinh và cả vành đai tiểu hành tinh tuân gần đúng theo quy luật Titius-Bode, một quy luật gần đúng và có thể chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.
      Các vật thể trong Hệ Mặt Trời được chia thành ba vùng. Các hành tinh Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, vành đai các tiểu hành tinh chính và Sao Hỏa nhóm thành các hành tinh vòng trong, gọi là vùng I. Các hành tinh còn lại cùng các vệ tinh của chúng tạo các hành tinh vòng ngoài, vùng II. Vùng III gồm vùng của các vật thể bên kia của Hải Vương Tinh (Trans-Neptunian) như vành đai Kuiper, Đám Oort và vùng rộng lớn ở giữa.
2.3 Phân bố khối lượng
      Mặt Trời, một sao thuộc dãy chính G2, chiếm 99,86% khối lượng hiện được biết đến của cả hệ. Hai vật thể có đường kính lớn nhất của hệ, Sao Mộc và Sao Thổ, chiếm 91% phần còn lại (khoảng 0.1274% khối lượng cả hệ). Đám Oort có thể chiếm một phần đáng kể, nhưng hiện nay sự hiện diện của nó còn chưa đượcxácđịnh.
2.4 Gió Mặt Trời
      Mặt Trời phát ra một nguồn tia liên tục gồm các hạt có khối lượng, ở dạng plasma được biết đến như gió Mặt Trời. Nó tạo thành một vùng có áp suất thấp thâm nhập vào không gian giữa các hành tinh ở mọi hướng, vươn tới khoảng cách ít nhất là mười tỷ dặm tính từ Mặt Trời. Các lượng nhỏ gồm bụi cũng có mặt trong không gian giữa các hành tinh và gây ra hiện tượng ánh sáng hoàng đạo. Một số bụi có lẽ đến từ bên ngoài Hệ Mặt Trời. Sự ảnh hưởng của từ trường quay của Mặt Trời đối với không gian giữa các hành tinh tạo nên kết cấu lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, gọi là nhật quyển.
      Gió Mặt Trời tạo ra nhiều ảnh hưởng đến khí quyển Trái Đất, tạo ra bão từ, cực quang
2.5 Các hành tinh vòng trong
      Các hành tinh vòng trong: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa
Bốn hành tinh kiểu Trái Đất (terrestrial planet) ở vòng trong có đặc trưng ở sự rắn đặc của chúng, được tạo thành từ đá. Chúng được tạo thành trong những vùng nóng hơn gần Mặt Trời, nơi các vật liệu dễ bay hơi hơn đã bay mất chỉ còn lại những thứ có nhiệt độ nóng chảy cao, như silicate, tạo thành vỏ rắn của các hành tinh và lớp phủ bán lỏng bên ngoài, và như sắt, tạo thành lõi của các hành tinh này. Tất cả đều có các hố tạo ra bởi va chạm và nhiều đặc trưng kiến tạo bề mặt, như các thung lũng nứt rạn và các núi lửa. Chúng tự quay quanh trục chậm chạp và có rất ít hoặc không có vệ tinh nào cả. Tổng cộng cả nhóm chỉ có 3 vệ tinh.
     Với tính chất lí hóa gần như Trái Đất, nhóm hành tinh bên trong đều có bề mặt là đá (nên lưu giữ được nhiều dấu vết những vụ va chạm với các thiên thạch), nhưng chỉ trên Trái Đất mới có mặt các hợp chất hữu cơ.
     Sao Thuỷ, cách Mặt Trời 0,39 AU, là hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất và cũng là hành tinh nhỏ nhất, không điển hình nhất trong nhóm. Nó không có khí quyển và hiện nay vẫn chưa quan sát được các hoạt động địa chất. Cái lõi sắt to của nó gợi ý rằng nó từng có vỏ to lớn bên ngoài và cái vỏ đó đã bị lấy đi trong giai đoạn hình thành đầu tiên bởi trọng lực của Mặt Trời.
     Sao Kim, cách Mặt Trời 0,72 AU, là hành tinh kiểu Trái Đất thực sự. Giống như Trái Đất, Sao Kim có lớp vỏ silicate dày bao bọc bên ngoài lõi sắt, cũng như một khí quyền đáng kể và bằng chứng về hoạt động địa chất bên trong từng xảy ra trước kia, như các núi lửa. Nó khô hơn Trái Đất, và khí quyển của nó đậm đặc hơn Trái Đất 90 lần, tuy nhiên, chứa chủ yếu thán khí và axít sunfuric.
     Trái Đất, cùng vệ tinh tự nhiên Mặt Trăng, cách Mặt Trời 1 AU, là hành tinh lớn nhất trong nhóm bên trong. Trái Đất cũng là nơi duy nhất cho thấy những minh chứng rõ ràng về hoạt động địa chất đang diễn ra. Nó là hành tinh duy nhất có thủy quyển, kích thích sự hình thành các kiến tạo địa chất nhiều tầng. Khí quyền của nó khác biệt căn bản so với các hành tinh trong nhóm, nó đã biến đổi với sự hiện diện của sự sống và chứa 21% ôxi. Vệ tinh của Trái Đất, Mặt Trăng, thỉnh thoảng được coi là một hành tinh kiểu Trái Đất trong cùng quỹ đạo, bởi vì quỹ đạo của nó quay quanh Mặt Trời không bao giờ khép lại tròn một vòng khi quan sát từ bên trên. Mặt Trăng có nhiều đặc tính chung của những hành tinh kiểu Trái Đất khác, mặc dù nó không có lõi sắt bên trong.
     Sao Hoả, cách Mặt Trời 1,5 AU, nhỏ hơn Trái Đất và Sao Kim, có khí quyển loãng gồm thán khí. Bề mặt của nó, lỗ chỗ các núi lửa lớn và các rãnh thung lũng như các thung lũng Marineris, cho thấy rằng nó từng có các hoạt động địa chất và chứng cứ hiện nay cho thấy rằng có thể nó còn tiếp tục đển rất gần đây (Trái Đất). Sao Hoả có hai mặt trăng nhỏ được cho là các tiểu hành tinh bị nó tóm được.
2.6 Vành đai tiểu hành tinh
     Tiểu hành tinh cũng là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời nhưng do có kích thước khá bé (vài chục đến vài trăm km) nên lực hấp dẫn tạo ra không đủ để làm chúng có dạng hình cầu. Trong hệ Mặt Trời có khoảng 100.000 tiểu hành tinh, trong đó khoảng 10% đã được đặt tên. Đại đa số tập trung vào khoảng giữa sao Hỏa và sao Mộc.
2.7 Các hành tinh vòng ngoài
      Các hành tinh vòng ngoài còn được gọi là những "ông khổng lồ khí" (gas giant), do chúng rất to lớn và chiếm đến 99% khối lượng bay quanh Mặt Trời. Kích thước khổng lồ của chúng và khoảng cách của chúng đến Mặt Trời có nghĩa là chúng có thể giữ lại đa phần hydro và heli bị đẩy ra từ vòng trong do quá nhẹ.
      Sao Mộc, cách Mặt Trời 5,2 AU, là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó có khối lượng gấp 318 lần Trái Đất, lớn gấp 2,5 lần khối lượng của tất cả các hành tinh khác gộp lại. Thành phần của nó gồm phần lớn gồm hydro và heli, không khác nhiều so với Mặt Trời. Ba trong số 63 vệ tinh của nó, Ganymede, Io và Europa, có các yếu tố chung với các hành tinh, như có núi lửa và nguồn nhiệt bên trong. Sao Mộc có một vành đai đá mờ.
     Sao Thổ, cách Mặt Trời 9,5 AU, nổi tiếng vì hệ thống vành đai rộng của mình, có nhiều tính chất chung giống với Sao Mộc, như thành phần khí quyển, mặc dù khối lượng của nó nhỏ hơn nhiều, chỉ gấp 95 lần khối lượng Trái Đất. Hai trong số 49 vệ tinh của nó, Titan và Enceladus, có các dấu hiệu hoạt động địa chất, mặt dù chúng được tạo thành chính từ băng. Titan là vệ tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự hiện diện của một khí quyển đáng kể.
     Sao Thiên Vương, cách Mặt Trời 16,9 AU, và Sao Hải Vương, cách Mặt Trời 30 AU, trong khi vẫn có nhiều đặc tính chung với các "ông khổng lồ khí" khác nhưng chúng giống nhau hơn so với Sao Mộc và Sao Thổ. Cả hai đều nhỏ, chỉ gấp 14 và 17 lần Trái Đất. Khí quyển của chúng chứa một phần trăm nhỏ hơn hydro và heli, và một phần lớn hơn "băng", như nước, amoniắc và mêtan. Vì lý do này một số nhà thiên văn cho rằng chúng thuộc đặc tính riêng của chúng, "các hành tinh kiểu Sao Thiên Vương", hay "các ông khổng lồ băng". Cả hai hành tinh đều có hệ vành đai tối và mỏng. Vệ tinh lớn nhất của Sao Hải Vương là Triton, có hoạt động địa chất.
     Vòng ngoài còn có các vật thể kiểu sao chổi có quỹ đạo kỳ lạ nằm trong vùng giữa Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, gọi là centaur. Centaur đầu tiên được khám phá là 2060 Chiron, đã được cho là sao chổi vì nó cho thấy một cái đuôi đang phát triển, hay đầu sao chổi, giống như các sao chổi thường thể hiện khi nó đến gần Mặt Trời.
2.8 Ngoài Hải Vương
     Vùng bên ngoài Sao Hải Vương chứa các thiên thể ngoài Hải Vương Tinh, phần lớn còn chưa được khám phá.
2.9 Vành đai Kuiper
      Sự biểu diễn tưởng tượng của vành đai Kuiper và xa hơn là đám mây Oort.
      Vùng này, thực tế bắt đầu bên trong quỹ đạo Sao Hải Vương, là một vành đai gồm những mảnh vỡ, giống với vành đai các tiểu hành tinh nhưng được tạo thành chủ yếu từ băng và rộng lớn hơn. Nó nằm ở khoảng giữa 30 AU và 50 AU tính từ Mặt Trời. Vùng này được cho là nơi khởi nguồn của những sao chổi ngắn hạn, như sao chổi Halley. Mặc dù người ta ước tính có khoảng 70.000 vật thể ở vành đai Kuiper có đường kính lớn hơn 100km, tổng khối lượng của vành đai Kuiper rất nhỏ, có lẽ tương đương hay hơi lớn hơn khối lượng Trái Đất.
     Nhiều vật thể ở vành đai Kuiper có quỹ đạo bên ngoài mặt phẳng hoàng đạo. Sao Diêm Vương được coi là một phần của vành đai Kuiper. Giống như những vật thể khác trong vành đai, nó có quỹ đạo lệch tâm nghiêng 17 độ so với mặt phẳng hoàng đạo và ở khoảng cách từ 29,7 AU ở điểm cận nhật đến 49,5 AU ở điểm viễn nhật. Các vật thể thuộc vành đai Kuiper có quỹ đạo giống với Sao Diêm Vương được gọi là thiên thể kiểu Diêm Vương Tinh. Một số vật thể có quỹ đạo tương tự nhau cũng được gộp thành nhóm. Những vật thể còn lại của vành đai Kuiper với các quỹ đạo "truyền thống" hơn, được xếp vào loại thiên thể ngoài Sao Hải Vương (Cubewanos).
    Vành đai Kuiper có một khoảng trống rất rõ ràng. Ở khoảng cách 49 AU, số lượng các vật thể được quan sát thấy giảm sút, tạo thành "Vách đá Kuiper" và hiện vẫn chưa biết nguyên nhân của nó. Một số người cho rằng một thứ gì đó phải tồn tại ở phía ngoài vành đai và đủ lớn tới mức quét sạch mọi mảnh vỡ còn lại, có lẽ lớn như Trái Đất hay Sao Hoả. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn gây tranh cãi.

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/; Thể loại: Bài đang được viết | Hệ Mặt Trời (xem tiếp phần 2)

Hình ảnh trong bài tập vật lí


Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

5 sự kiện khoa học tiêu biểu của thế kỷ 20

1- Sự ra đời của máy bay.
        Mười giờ ba mươi phút, ngày 17 tháng 12 nǎm 1903, tại vùng đồng bằng Kiti Howk thuộc bang bắc Calolina (Mỹ), hai anh em nhà Wright Orvilli và Wright Wribus cho bay thử chiếc máy bay đầu tiên mang tên "người bay".
        Trong chuyến bay thử đầu tiên đó "người bay" đã nhấc mình khỏi mặt đất và bay cao 36 mét so với mặt đất. "Người bay" được anh em nhà Wright chế tạo là một máy bay phát động chạy xǎng bốn xilanh, 12 mã lực, nặng hơn 70 kg. Máy bay gồm có hai cánh, khung gỗ nhẹ và may bằng vải buồm. "Người bay" dùng lực nâng bằng cánh hai tầng, bánh lái có thể điều khiển lên xuống và rẽ trái, rẽ phải. Máy bay phát động chạy xǎng làm bánh quay chân vịt (cánh quạt).
        Sau khi thử nghiệm thành công, anh em nhà Wright tiếp tục cải tiến, mấy nǎm sau họ biểu diễn ở Pháp. Lần này họ đã bay liên tục được hai giờ, ba mươi phút, hai mươi ba giây trước đông đảo công chúng. Khác với lần thử nghiệm ngày 17 tháng 12 nǎm 1903, chỉ có nǎm người xem, trong đó có một trẻ em.

2- Thời đại ghi hình.
       Nǎm 1927, bộ phim đầu tiên có tiếng động trong lịch sử điện ảnh thế giới được trình chiếu trước công chúng Mỹ. Đó là bộ phim "The zazz Singer" (Ca sĩ nhạc zazz) của công ty sản xuất phim Warner Brother Pictures. Từ đây bắt đầu cho thời đại ghi hình phát triển.
       Mặc dù được bắt đầu từ những nǎm 1860, từ kỹ sư Xelet (Hollywood) đến Hai-nơ, Eđixơn, Laynie... nhưng thời đại phim câm. Chỉ đến khi "The zazz Singer" ra đời thì thế giới bước vào thời đại ghi hình, truyền hình và điện ảnh. Theo thống kê, những nǎm 30 ở Mỹ, mỗi tuần số người đến xem phim đã lên tới 110 triệu.

3- Thời đại nguyên tử.
       Ngày 16 tháng 7 nǎm 1945, khi cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai đi vào giai đoạn cuối cùng, thì tại bang New Mêhicô (Mỹ) Mỹ đã cho nổ thử quả bom nguyên tử đầu tiên thành công.
       Ngày 6 tháng 8 nǎm 1945, máy bay B29 do Thượng tá phi công Mỹ Đi-be-dơ lái mang theo quả bom nguyên tử dài 8,05 mét có tên là "Thằng gầy" đã thả xuống thành phố Hirosima của Nhật Bản vào lúc 8 giờ 15 phút đã phá huỷ 60% công trình xây dựng và giết chết 10 vạn người.
       Ngày 9 tháng 8, vào lúc 11 giờ 1 phút, thiếu tá không quân Mỹ Xvêni lái máy bay ném quả bom nguyên tử thứ hai dài 3,3 mét xuống Nagasaki.
       Nǎm 1945 được coi là nǎm khởi đầu của thời đại nguyên tử. Mà bom nguyên tử có "cha đẻ" chính là Julius Robent Oppenheiner nhà vật lý người Mỹ kế thừa và tiếp tục thành quả của Fec-Mi.
       Ngoài sức công phá mãnh liệt dùng làm bom nguyên tử, nǎng lượng nguyên tử cũng được dùng vào một số mục đích hoà bình khác: Sử dụng trong y học: chuẩn đoán bệnh, trong điều tra, kiểm tra...

4- Thời đại máy tính.
       Tháng 2 nǎm 1940 E-cat-tơ và Mo-ri-xơ trường Đại học Pensy Ivania đã dùng máy tính điện tử thay thế máy tính cơ. Các ông đã chế tạo ra máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới cho lục quân Mỹ.
       Thời gian qua đi, càng ngày người ta càng tìm cách cải tiến máy tính. Cứ 10 nǎm lại thay đổi một thế hệ. Máy tính không những tính nhanh mà còn vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác: Trong Y học (chẩn đoán bệnh). Cảnh sát dùng để điều tra tội phạm. Những người làm nghệ thuật có thể dùng máy tính để sáng tác... Cuộc cách mạng máy tính đã làm thay đổi cuộc sống loài người một cách sâu sắc. Người ta gọi đó là "cách mạng thông tin", "Làn sóng thứ ba" hoặc "cuộc cách mạng lần thứ tư".

5- Thám hiểm vũ trụ.
       Tháng 8 nǎm 1958, nhà khoa học người Nga Kha-rô-mốp đã cho ra đời quả vệ tinh nhân tạo đầu tiên và một loạt các thí nghiệm kh nhau: Đưa chó vào vũ trụ, đưa chuột, hạt giống thực vật... để chứng tỏ một điều rằng: Con người có thể sống trên không.
       Ngày 12 tháng 4 nǎm 1961 là ngày quan trọng nhất trong lịch sử chinh phục vũ trụ của nhân loại. Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Ga-ga-rin đã lái con tàu vũ trụ mang tên "Phương Đông 1" bay vào vũ trụ, vòng quanh trái đất 180 phút rồi quay lại trái đất.
       Tháng 8 nǎm 1961, Ti-cốp (người Liên Xô) lái tàu "Phương Đông 2" bay vào vũ trụ với thời gian là 25 giờ.
       Ngày 16 tháng 7 nǎm 1969, ba nhà du hành vũ trụ người Mỹ trên con tàu vũ trụ mang tên "Apolo II" để quan sát mặt trǎng. Vào lúc 4 giờ 18 phút ngày 20 tháng 7 nǎm 1969 người Mỹ đầu tiên đã đặt chân lên mặt trǎng, đó là Amu-xtan; Ooc-đơ-lin; Kha-rin-xơ.
        Ngày 27 tháng 7 nǎm 1969, tàu "Apolo II" đã an toàn trở về trái đất. Từ 1969 đến 1972 tầu "Apolo II" của Mỹ đã lên mặt trǎng 7 lần (thất bại 1 lần) và từ 1972 đến nay Liên Xô và Mỹ đã tiến hành thǎm dò các hành tinh sao Kim, sao Hoả, sao Mộc...
       Nǎm 1981, máy bay vũ trụ của Mỹ lần đầu tiên bay thành công. Loại máy bay này có thể sử dụng nhiều lần có nhiều chức nǎng như: Phóng vệ tinh nhân tạo và chở khách...
(Báo Người Hà Nội)

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

"Well, at Least It Compiled OK!"


The Value of Software Testing

JON PERKINS
Jon is a TMS Associate who has been developing applications with Visual Basic since version 1. He specializes in writing three-tier, client/server applications with Visual Basic and Microsoft SQL Server. He is also a Microsoft Certified Solution Developer and writes a regular Visual Basic column for EXE, a British software development magazine. His interests include New Age philosophy, jazz, opera, reading, cooking, and gardening. Jon and his wife, Alison, live in the Herefordshire countryside with their two cats, Solomon and Micha.
In the previous version of this book I made the rather bold statement, "It is my belief that software development is one of the most complex tasks that human beings are called upon to perform." This assertion led to comments like, "What about people who design nuclear reactors, or the space shuttle?". Sure, there might be a lot of tasks on a list above "Write Software," but we could argue that "Write Quality Software" should be high up on the list, too. Quality consists of many attributes, the most important being that a piece of software should perform exactly as designed. In this chapter, I will cover several ways to test Visual Basic code that illustrate this key concept: testing should be planned before code is written, and all code should be written with testing in mind.
Software development projects come in all shapes and sizes, and they also vary in their nature. In terms of business applications, a standalone telephone directory system for a medium-sized company probably exists at the "relatively simple" end of the spectrum. With an underlying Microsoft Access database and a few data-bound controls, it doesn't take much effort to put together, and because of the extensive use of pretested components it probably wouldn't be too challenging in terms of testing, either. However, at the other end of the spectrum might be a major banking application that facilitates the processing of all branch-level account activity using a remote ActiveX server set via a local Microsoft SQL Server database, and then synchronizes each local set of data with the central bank's DB2 database. A system of this size is a much larger development effort that therefore requires a more thorough and comprehensive planning and design exercise, and the result is of course a greater amount of source code. The implications of a failure in the code could result in a loss of money for the bank, and this in turn leads to a loss of credibility in the business community. It is therefore imperative that the system works as expected.
Another example, perhaps closer to home for many of us, is the forthcoming Microsoft Windows NT 5. Back in the days when Windows NT existed as version 3.51, it had about 5 million lines of code. The last released version of Windows NT 4 Server was the Microsoft Enterprise Edition, which included Microsoft Internet Information Server, Microsoft Message Queue Server, and Microsoft Transaction Server (all now considered to be part of the base platform), and contained 16 million lines of code in all. At the time of this writing (April 1998) it is estimated that the final gold release of Windows NT 5 will have about 31 million lines of code. This new code also includes some fairly radical alterations to the existing technology (most notably the inclusion of Active Directory services). With so much code, the testing effort will be massive. In this particular case the 400 or so programmers are joined by another 400 testers, providing a ratio of one tester for every developer. The overall team also has around 100 program managers and an additional 250 people on internationalization.
Although software development has formal guidelines that lay down techniques for drawing up logic tables, state tables, flow charts, and the like, the commercial pressures that are frequently placed on a development team often mean that a system must be ready by a certain date no matter what. Some people might choose to argue with this observation, but it happens nevertheless. One of the biggest headaches for a software developer is time—or rather, the lack of it. When your project lead sits you down and asks you to estimate the amount of time that it will take to code up an application from a design specification that he or she has given you, it is difficult to know beforehand what problems will arise during the project. You are also faced with a bit of a dilemma between giving yourself enough time to code it and not wanting to look bad because you think that the project might take longer than the project lead thinks it will. The logical part of your mind cuts in and tells you not to worry because it all looks straightforward. However, as the development cycle proceeds and the usual crop of interruptions comes and goes, you find that you are running short of time. The pressure is on for you to produce visible deliverables, so the quality aspect tends to get overlooked in the race to hit the deadline. Code is written, executed once to check that it runs correctly, and you're on to the next bit. Then, eventually, the development phase nears its end—you're a bit late, but that's because of (insert one of any number of reasons here)—and you have two weeks of testing to do before the users get it. The first week of the two-week test period is taken up with fixing a few obvious bugs and meeting with both the users and technical support over the implementation plan. At the beginning of the second week, you start to write your test plan, and you realize that there just isn't time to do it justice. The users, however, raise the alarm that there are bugs and so the implementation date is pushed back by a month while the problems are sorted out. When it finally goes live you get transferred onto another project but quietly spend the next fortnight trying to get the documentation done before anyone notices.
I dread to think how many systems have been developed under these conditions. I'm not saying that all development projects are like this, and the problems are slightly different when there is a team of developers involved rather than an individual, but it's an easy trap to fall into. The scenario I've described indicates several problems, most notably poor project management. Even more detrimental to the quality of the final deliverable, however, is the lack of coordinated testing. The reason I so strongly tie in testing with the project management function is that a developer who is behind schedule will often ditch the testing to get more code written. This is human nature, and discipline is required (preferably from the developer) to follow the project plan properly rather than give in to deadline urgency. It is very important to report any slippage that occurs rather than cover it up and try to fit in the extra work. The discipline I'm referring to involves writing a proper test plan beforehand and then striving to write code that can be easily tested. The project management process should ensure that the creation of the test suite is also proceeding along with the actual development. I've seen projects fall woefully behind schedule and be very buggy because of poor project managers working with relatively good developers. If, among a team of developers, there is one poor developer, the rest of the team will probably make up for it. However, if the project manager is poor at performing the job, the effect on the project can be disastrous, often because of resultant low morale.
Software projects often run into trouble, more so when they are team developments. The industry average for software development projects is that typically about four in every five overrun their planned time scales and budgets, and less than half actually deliver everything that they are supposed to. In the fight to deliver a bug-free system as quickly as possible, project managers often end up negotiating with the end users for a reduction in functionality so that the developers can concentrate on the key parts of the system. The remaining functionality is often promised for delivery in the next version.
In this chapter, I'll start by covering the formalities—that is, descriptions of the various phases of testing that a well-managed development project undergoes. I'll then outline a few tips that I think will help with the testing of a Visual Basic program, and I'll finish up with a discussion of test environments. I've also included a few Microsoft Word 97 Quality Tracking templates on the CD that accompanies this book. Although most companies will have their own in-house versions of these templates, I've included them as starting points for people who do not already use them. The usage of each form should be self-explanatory because of its filename. The files are called:
BUILD LOG.DOT
BUILD REPORT.DOT
END USER FEEDBACK LOG.DOT
END USER FEEDBACK REPORT.DOT
TEST FAILURE LOG.DOT
TEST FAILURE REPORT.DOT
Notice that I have kept these templates generic—different businesses have different requirements and audit standards, so the templates can be modified as necessary. To install them on your machine, create a new directory called TMS under the Templates subdirectory in your Microsoft Office installation, and then copy the files to this location. Now start up Microsoft Word, and select the New command from the File menu. The templates should appear under the TMS tab of the New dialog box.
It's very easy to think of the debugging process as being synonymous with the testing process. Certainly, the distinction between the two processes blurs on small systems at the unit testing stage (to be defined a bit later). Other chapters in this book cover the debugging side of the software development process, which should allow the distinction to become more apparent.

Visual Basic Programmer's Guide to Successful Dating


How Does Y2K Affect Visual Basic?

STEVE OVERALL
Steve has played a major part over the past couple of years in The Mandelbrot Set's drive to raise awareness of the Year 2000 issue for Visual Basic developers. He has had articles published on the subject in both the Visual Basic Programmers Journal and, in Europe, the Microsoft Developer Network Journal. He lives in leafy Surrey with the mysterious "M," his record collection, and his plants. He fully intends to be in no fit state to be aware of any problems when the clocks strike midnight on December 31, 1999.
Hands up—how many of you have heard of the "Millennium Bug" or "Year 2000 Problem" or whatever else it has been called over the last few years? If any of you didn't raise your hands, you are either not open to suggestion or you are new to this planet. Welcome! We call it Earth.
Much has been written about this subject over the past few years. While there is a great wealth of information, most of it is aimed at the COBOL community, and what isn't tends to be very generic—limited to management guides and theoretical discussions. What I want to do in this chapter is simply look at the issue from a practical perspective, focusing on its particular relevance to Visual Basic. I will look at how Visual Basic stores and manipulates date information and, equally important, what its weaknesses are.
For me the issue is not so much what happens when the clocks strike midnight on a certain night in December 1999, but that many developers still do not fully understand how our language deals with this simple piece of data!

Minutiae

Some Stuff About Visual Basic
PETER J. MORRIS
In addition to being a "doer," Peet also thinks and talks about writing code and is a frequent speaker at international conferences, such as VBITS and Microsoft's DevCon and TechEd. This book is Peet's second foray into the world of book writing—his first occurred about the time he was working at Microsoft when he wrote Windows: Advanced Programming and Design (now as rare as duck's teeth), which was a pure API, C, and Assembler SDK book.
As you can probably guess from its title, this chapter is going to cover a rather broad range of information about Visual Basic. Think of this chapter as a Visual Basic programmer's smorgasbord. You'll learn about such topics as the advantages and disadvantages of compiling to p-code and native code. You'll get some hints on how to optimize your applications beyond just writing excellent code. And you'll also receive up-to-the-minute information on such scintillating subjects as types and type libraries. So let's begin!

Staying in Control


Effective Weapons in the War Against Bugs

MARK PEARCE
Mark is a TMS Associate who has been programming professionally for the past 19 years, working mainly in the investment banking industry. In recent years, Mark has concentrated on the design and development of effective client/server systems. His interest in zero-defect software comes from a previous incarnation as a professional chess player, where one mistake can lose you your next meal. Mark's current ambitions include making more money than he spends, not ever learning any flavor of Java, and finding the perfect mountain running trail.
"At least one statement in this chapter is wrong (but it may be this one)."
Peter Van Der Linden (paraphrased)
Program bugs are highly ecological because program code is a renewable resource. If you fix a bug, another will grow in its place. And if you cut down that bug, yet another will emerge; only this one will be a mutation with long, poisonous tentacles and revenge in its heart, and it will sit there deep in your program, cackling and making elaborate plans for the most terrible time to strike.
Every week seems to bring Visual Basic developers more powerful but also more complex language features, custom controls, APIs, tools, and operating systems. While Visual Basic 5 finally brought us a "grown-up" language with real enterprise pretensions, Visual Basic 6 arrives only a year later, along with a whole new raft of acronyms and concepts. The phrase "technological downpour," coined by a Microsoft executive, strikes a chord with both developers and their managers. In the midst of all this technological chaos, the deadlines become tougher and our tools often refuse to cooperate with one another. If whatever we build lasts at least until we've finished building it, we consider it an unexpected bonus. Yet we are expected to sculpt stable Microsoft Visual Basic code that gives our users more flexible, less costly, and easier-to-use systems.
From this chapter's point of view, the key word is "stable." It's no use being able to churn out ever larger and more capable systems with these new, improved, wash-whiter-than-white tools if all that we succeed in doing is producing more defects. Developers tend to take a casual attitude toward bugs. They know them intimately, including their origin and even their species. A typical programmer looks at bugs in the same manner as an Amazonian tribe member looks at the insect-infested jungle—as an inevitable fact of life. The typical user is more like a tourist from the big city stranded in the same jungle. Surrounded by hordes of disgustingly hairy creepy-crawlies with too many legs and a nasty habit of appearing in the most unexpected places, the user often becomes upset—which is hardly surprising. This different perspective is one that software developers need to consider if they expect to meet user expectations.

Developing Applications in Windows CE


My Two CEnts Worth

CHRIS DE BELLOT
During his career, Chris, a TMS Developer, has worked on a number of diverse applications. Chris has a great deal of experience in the three-tier client/server arena and is experienced in object design in Microsoft Visual Basic. A key member of the TMS team, Chris is highly respected for his knowledge, opinions, and experience in the design of user interface code, in particular the design of structured and reusable code, at both the code and business level. Chris is a Microsoft Certified Professional. In his spare time, Chris is a keen commercial aviation enthusiast and enjoys nothing more than landing 747s at London Heathrow's runway 27L using one of his many flight simulators.
I grabbed a beer and settled back down in front of a screen full of Visual Basic code. I'd been working on a killer app and had a few bugs left to find. Behind the project window I could see the news just starting. "Better stop," I thought, "and catch up on what's going on in the world."
My computer is connected to the television, which has a 29-inch screen. It's great for coding because I've finally got enough space for all my windows, and I have the benefit of being able to watch the TV at the same time. This, I tell myself, helps me to concentrate! Since Microsoft Windows CE took off in a big way, a whole load of new appliances have appeared on the market all incorporating Windows CE technology. My TV is just one example. Windows CE has the ability to address quite a few gigabytes of memory and the manufacturers have taken advantage of this by putting video memory in the actual television set; the 3-D video card is also built in. This means that I don't have to have these components stuffed into my PC. The processor and other components are still inside the PC case—the TV is just an I/O device that happens to have a large screen, plenty of RAM, and loads of disk space. The latter comes in handy when I use the Internet functionality built into the Windows CE operating system.
I have lots of other Windows CE devices—a stereo, an intelligent oven that can be programmed with menus on a CD-ROM. But my favorite device is my radio alarm clock. I'm really bad at getting up in the morning, and this little gadget lets me program any sequence of events, such as turning the radio on for half an hour, then chiming every 20 minutes until I get fed up and finally get out of bed. All of this was possible using conventional technology, but when Windows CE came out, the common platform was a real incentive for manufacturers to make all those devices that were perhaps too expensive to justify building before. After all, who in their right mind would take on developing a stereo with speech recognition? Oh well, it's getting a bit late now. I think I'll try out the roast lamb program in my programmable oven. It's just a shame the oven can't prepare the ingredients as well!
OK, so I don't really use my TV as a computer screen and I don't have all those gadgets—I just made it all up. But I do predict that in five years these sorts of gadgets will be commonplace. Windows CE has the potential to create a market in which affordable electronic devices can be built to cater to any need (well, almost!), so watch this space.

Programming With Variants

JON BURN
Jon has been programming with Microsoft Windows since the mid-1980s. Originally working with C, he now uses Visual Basic for all his programming tasks. He has worked on retail software, such as the PagePlus DTP package, and a lot of other custom software in the corporate environment. Jon has also taught programming and written various articles about it. He is currently working on graphics software for business presentations.Microsoft Visual Basic 6 further enhances the Variant data type from the previous version so that it can now hold user-defined types (UDTs). This creates yet another reason why you should become familiar with Variants and what they can do. In this chapter I will take an in-depth look at Variants and discuss the benefits and pitfalls of programming with them.

IIS This a Template I See Before Me?


Developing Web Applications

ROGER SEWELL
Roger's origins in programming lie in a small room in a Leicestershire school, where he spent many a happy hour punching out tape on a teletype terminal before connecting to a mainframe via an acoustic coupler modem and finding that his program didn't work. Between then and the start of his Visual basic programming career, he spent his time in the murky world of mainframes bashing out Fortran programs for scientists. Roger first saw the VB light in early 1994 and hasn't looked back since. Roger lives in Oxfordshire with his wife Kath and their young family. When not playing or watching sports Roger fights a losing battle against the jungle growing around the house.
When I first fired up Microsoft Visual Basic 5 (yes, I did say Visual Basic 5), I was surprised to be presented with a box asking me what type of project I wanted to develop. I was even more surprised to find that there were nine project templates to choose from—who would have thought that little old Visual Basic would grow into such a multitalented individual? Since that day I have become accustomed to the variety of development options given to us by Visual Basic, and now Visual Basic 6 offers us three new templates: Data Project, IIS Application, and DHTML Application.
I'll examine the IIS Application in this chapter, going through the process of developing a simple application for Internet Information Server (just in case you hadn't worked out the acronym).
This template and the new features embodied in it are intended to give Visual Basic developers the opportunity to develop Web applications without leaving (too often) the environment they know so well. I hope I'll be able to give you a feel for the development process, because it is different from the process of a normal Visual Basic project. I also want to get you thinking differently about how your application should be structured and how your users will interact with your application, because these design issues are probably the biggest change that you as a developer of a Web application (many such applications, I hope) are going to face.

Foreword

Since its inception in 1991, Microsoft Visual Basic has revolutionized the way developers create applications for Microsoft Windows. Through features such as IntelliSense, statement completion, ActiveX Control creation, a native code compiler, and database access, Microsoft has worked hard to keep developers well-equipped with the latest innovations in rapid application development. In Visual Basic 6 Professional and Enterprise Editions, Visual Basic has been expanded to make developers even more productive in what they do most often—access data, whether in a relational database (such as Microsoft SQL Server 7 or Oracle 8) or in a nonrelational data store (such as a directory service). Recognizing a rapid upsurgence in the adoption of the Web as a true cross-platform application environment, Microsoft has added new technologies to support client (Dynamic HTML) and server (WebClasses). These new features, along with literally hundreds of other enhancements and optimizations, bring the development of enterprise-wide, line-of-business applications within the reach of millions of developers who have mastered Visual Basic. In addition, these features provide the power and performance needed to create applications that run in mission-critical scenarios.
The Mandelbrot Set (International) Limited (TMS) is one of the companies that I see pushing the limits of Visual Basic most frequently. TMS is recognized worldwide as a leader in Visual Basic consulting and development. I've worked with TMS for some time now, and I've seen in their technical papers, books, and presentations that they are able to bestow a level of technical clarity not often seen in this industry. About once or twice a month, I'll get questions or insights from Peet Morris (the technical director of TMS) that are so advanced they rival the understanding of the product normally seen only by the chief architects of the product itself.
I first met Peet Morris at VBITS in San Francisco just about a year ago. I attended Peet's session and was immediately taken with his technical skill and knew that he would be an invaluable resource in the future. We immediately hit it off both technically and personally, and since then he's done sessions for us at conferences such as Microsoft TechEd this past summer in New Orleans. Peet's sessions were consistently among the most highly rated for their technical content. I eagerly anticipate Peet's visits to Redmond, where we talk about going out for a pint of Guinness but instead end up doing something trivial, such as watching the last episode of Seinfeld with friends while discussing the intricacies of Visual Basic's threading model or subclassing of date functions.
Understand that this book is not your canonical, learn-to-become-a-professional-programmer-in-x -days text. It's also not designed to provide you with a laundry list of all the new features of Visual Basic 6. This book is intended for the working professional, thus exploring in depth many of the topics that beginning books either ignore or gloss over. Drawing on the many and varied strengths of the experts at TMS, each chapter drills down into topics that are not often considered carefully in the course of day-to-day project development. The lessons learned from this book are the gems that one might unearth at a VBITS conference or in a technical course outside the classroom and away from the podium, where developers gain insight through open dialogue.
Life on the edge takes a lot of work and talent, and TMS has often had to learn the "how" the hard way. This book is your chance to benefit from their combined experience. If you're working with Visual Basic and trying to push the envelope, you'll find a lot of useful information here.
Sean P. AlexanderLead Technical Product Manager, Visual Basic Developer Tools DivisionMicrosoft Corporation

Taking Care of Business (Objects)


ADAM MAGEE
Adam Magee is a software developer who specializes in building enterprise applications. He has worked with many large companies in the United Kingdom and in Australia, helping them to implement tiered architecture solutions. His particular focus is on the design and process of building efficient, high performance, distributable business objects. Some developers would like to see Adam in a deep gully position but he prefers it at backward square leg.
Taking care of business every dayTaking care of business every wayI've been taking care of business, it's all mineTaking care of business and working overtimeWork out!
"Taking Care of Business"
by Bachmann Turner Overdrive
Business objects are big news. Everyone says the key to building distributed enterprise applications is business objects. Lots of 'em.
Business objects are cool and funky—we need business objects! You need business objects! Everyone needs business objects!
This chapter presents a design pattern for developing solid, scalable, robust business objects, designed for (and from) real-life distributed enterprise applications.
The architecture we propose at The Mandelbrot Set (International) Limited (TMS) for building distributed business object-based applications breaks down into various layers of functionality.
The data access layer (DAL) is the layer that talks to the data source. The interface of this layer should be the same regardless of the type of data source being accessed.
The business object layer is the actual layer that models the entities within your application—the real data, such as Employees, Projects, Departments, and so forth. In Unified Modeling Language (UML) parlance, these are called entity objects.
The action object layer represents the processes that occur on the business objects: these processes are determined by the application requirements. In UML, these action object layers are called control objects.
The client application layer, such as a Microsoft Visual Basic form, an ActiveX document, or an Active Server Page (ASP) on a Web server, is known as an interface object in UML.
This chapter concentrates on the middle business object layer and introduces the concepts of action objects, factory objects, and worker objects.

On Error GoTo Hell

A Methodical Approach to Error Handling
PETER J. MORRIS

Peet is the Technical Director and a cofounder of The Mandelbrot Set (International) Limited (TMS). Peet, a former Microsoft employee, is acknowledged industry-wide as a Microsoft Windows and Visual Basic expert and is a frequent speaker at events such as VBITS and TechEd. As a developer and lecturer, he has taught Windows (SDK) API, Advanced Windows API, Visual Basic (all levels), OS/2 Presentation Manager, C, C++, Advanced C and C++, Pascal, compiler theory, OWL, Smalltalk, and CommonView.

Since the first edition of this book was released, this chapter has been tidied up a little. I've added some new rules and sidebars about handling errors in components and controls, as well as some examples of handling errors on a server.

What is an error? The short answer is, "Something that's expensive to fix." Dealing with errors is costly in terms of both money and time. As you probably know already, your test cycle will be longer, more complex, and less effective if you don't build appropriate error handling into your code right from the start. You should do all you can to reduce and handle errors in order to reduce costs, deliver quality code, and keep to schedules.

One way to eradicate errors—a way that I'll dismiss immediately—is to write error-free code. I don't think it's possible to write such pristine code. A more realistic way to deal with errors effectively is to plan for them properly so that when they do occur:


The application doesn't crash.

The error's root cause (and thus cure) is relatively easy to determine.

The error is as acceptable and as invisible to the user as is humanly possible.
So what must we do to put a good error handling scheme in place? It's a deceptively simple question with a big (subjective) set of answers. I think that acquiring and then using some fundamental knowledge is where we should start:


Ensure that all your developers truly understand how Visual Basic raises and then dispatches and handles errors.

Make sure that those same developers understand the consequences of writing code that is hard to debug and the true costs of any unhandled error.

Develop a suitable error handling strategy that's based on your understanding of the preceding two points and that takes into account your budget and line of business.

Apply your strategy; demand self-discipline and team discipline.
Handling errors properly in Visual Basic is also a good idea because of the alternative: Visual Basic's default error handling rules are rather severe. Unhandled errors are reported, and then an End statement is executed. Keep in mind that an End statement stops your application dead—no form QueryUnload or Unload events, no class Terminate events, not much of anything in fact.

To help you develop an effective strategy for dealing with errors, I'll go over some ideas that I consider vital to the process. These are presented (in no particular order) as a series of tips. "Pick 'n mix" those you think will suit you, your company, and of course your development project. Each tip is empirical, and we have employed them in the code we write at The Mandelbrot Set (International) Limited (TMS). I hope they serve you as well as they have served us!

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Xin thầy hãy dạy cho con tôi

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biét cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố...

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháy biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...

Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tải làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn