Mua he 2009-2010

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

[Ảnh] 25 nơi trông khác thường nhưng có thật


Chand Baori - Abhenari, Ấn Độ
Cấu trúc Richat - Mauritania
Zhangye - Trung Quốc
Namibia
Iceland
Socotra - Yemen
Động Crystal - Skaftafell, Iceland
Hồ Retba - Senegal
Cổng đá Bery - Newfoundland, Canada
Gullfoss - Iceland
Cổng Địa ngục - Derweze, Turkmenistan
Moravia - Cộng hòa Czech
Mỏ Naica - Chihuahua, Mexico
Metro - Stockholm, Thụy Điển
Đỉnh Grinnell - Vườn quốc gia Glacier, Montana
Xưởng đóng tàu hải quân Mare Island - Vallrjo, California
Đỉnh Roraima, Venezuela
Rừng Đá, Madagaskar
Đường hầm Tình yêu - Kleven, Ukraine
Hang Sơn Đoòng - Việt Nam

Suối Lăng kính Lớn - vườn quốc gia Yellowstone, Wyoming, Mĩ

The Wave - Arizona, Mĩ

Salar de Uyuni - Bolivia

Lapland - Phần Lan

Đồng hoa tulip - Lisse, Hà Lan

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất năm 2012

Toàn cảnh vùng miệng hố Gale trên sao Hỏa phía trước xe tự hành Curiosity của NASA.
Một sợi plasma từ một tai lửa mặt trời cỡ trung bình do phi thuyền SDO chụp. Một số hạt từ đợt phun trào này đã đi tới Trái đất, gây ra hiện tượng cực quang lộng lẫy ở hai cực.
Felix Baumgartner nhảy ra từ tầng bình lưu, lập kỉ lục rơi tự do vượt quá tốc độ âm thanh.
Chân dung cận cảnh của tiểu hành Vesta do phi thuyền Dawn của NASA chụp.
Chụp vào năm 2011 nhưng 2012 mới công bố, xoáy cuộn hình số 8 do những dòng hải lưu tạo ra ở Nam Đại Tây Dương, gần quần đảo Falkland. Ảnh do vệ tinh Envisat của ESA chụp.
Chân dung Trái đất do vệ tinh quan sát địa cầu Suomi NPP của NASA chụp.
Vết khí thải của tên lửa Soyuz cất lên từ sân bay vũ trụ Baikonour mang phi đoàn Viễn chinh 33 lên trạm ISS.
Những đám mây dạ quang lần đầu tiên được chụp từ trên quỹ đạo khi các nhà du hành bay qua cao nguyên Tây Tạng vào tháng 6/2012.
Biển băng hình thành theo đường bờ biển Thái Bình Dương thuộc bán đảo Kamchatka do phi đoàn Viễn chinh 30 chụp vào tháng 3/2012. Những chi tiết nhỏ nhất trong bức ảnh này có kích cỡ vài mét.
Vùng hồ lớn ở Bắc Mĩ nhìn từ ISS.
Tinh vân hành tinh Helix, hay NGC 7293.
Tinh vân Cái mũ của Thần Thor chụp nhân dịp kỉ niệm 50 năm ESO hồi tháng 10/2012.
Ảnh chụp toàn cảnh một vùng vũ trụ với những chi tiết lạ, chất khí phát sáng và những ngôi sao mới. Tinh vân Carina.
Kính thiên văn vũ trụ Hubble đã chụp bức ảnh chi tiết nhất này của vùng lõi bụi của thiên hà Messier 82.
Sharpless 2-106, hay S106, một vùng đang hình thành hai ngôi sao. Trong ảnh, chất khí siêu nóng tỏa sáng màu xanh, còn màu đỏ là chất khí nguội hơn và bụi vũ trụ.
Một lát cắt của bầu trời do Kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp, ẩn phía xa là những thiên hà xa xôi nhất từng được quan sát cho đến nay.
Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA đã công bố vô số ảnh chụp trong vùng hồng ngoại. Trong ảnh là một tinh vân tìm thấy trong chòm sao Scutum.
Ngôi sao khổng lồ Zeta Ophiuchi lao đi nhanh đến mức nó tạo ra một cái chén sốc trong tinh vân lân cận. Những gợn mảnh lơ thơ này phát sáng trong vùng hồng ngoại và chỉ có thể nhìn thấy qua con mắt của kính thiên văn Spitzer.
Cận cảnh lốc xoáy tại cực bắc của Thổ tinh, do phi thuyền Cassini chụp vào tháng 11/2012.
Vành sao Thổ, cùng vệ tinh Enceladus ở phía trước và vệ tinh Titan lờ mờ phía sau. Ảnh do phi thuyền Cassini chụp từ cự li cách Enceladus 1 triệu km.
Chân dung Thổ tinh hồi đầu năm 2012. Vệ tinh nhỏ ở phía trước là Tethys.
Ánh sáng mặt trời tán xạ qua rìa khí quyển của vệ tinh Titan của sao Thổ. Có thể nhìn thấy ở phía dưới là những đám mây cao tạo nên lốc xoáy tại cực nam của Titan.
Thổ tinh có lẽ là hành tinh duyên dáng nhất trong hệ mặt trời. Ở gần bên Thổ tinh trong bức chân dung Cassini này là vệ tinh Mimas.
Tàu con thoi vũ trụ Discovery được cõng trên chiếc NASA 747 đang bay ngang qua thủ đô nước Mĩ hôm 17/04/2012, tiến về nơi yên nghỉ của nó là Trung tâm Steven F. Udvar-Hazy thuộc Bảo tàng Quốc gia Hàng không và Vũ trụ Mĩ.

Bằng chứng của một cái hồ cổ trên sao Hỏa

Một phi thuyền vũ trụ của Mĩ đang bay vòng quanh Hỏa tinh vừa cung cấp bằng chứng của một cái hồ hố thiên thạch cổ được cấp nước ngầm, củng cố thêm cho các lí thuyết cho rằng Hành tinh Đỏ có lẽ đã từng có thời kì dung dưỡng sự sống.
Dữ liệu quang phổ thu từ Tàu quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa (MRO) của NASA cho thấy vết tích của carbonate và các khoáng chất đất sét thường hình thành trong sự có mặt của nước tại đáy của Hố thiên thạch McLaughlin sâu 2,2 km.
“Những quan sát mới này cho thấy sự hình thành của các carbonate và đất sét trong một cái hồ được cấp nước ngầm bên trong lòng chão khép kín của hố thiên thạch,” các nhà khoa học NASA viết trong một bài báo đăng trên Nature Geoscience.
Hố thiên thạch McLaughlin
Đá phân lớp trên đáy Hố McLaughlin cho thấy đá trầm tích có khả năng nhất đã hình thành qua sự tương tác với nước. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/University of Arizona)
“Một số nhà nghiên cứu đề xuất rằng bên trong hố có chứa nước,” NASA cho biết, “vùng dưới lòng đất cung cấp nước có thể từng là môi trường ẩm và có khả năng thích hợp cho sự sống”.
Hố thiên thạch trên thiếu những con rãnh lớn chảy vào, cho nên cái hồ có khả năng được cấp nước ngầm.
Những quan sát mới “cung cấp bằng chứng tốt nhất cho sự hình thành carbonate bên trong một môi trường hồ nước thay vì bị dội từ bên ngoài vào hố,” theo lời Joseph Michalski, tác giả đứng tên đầu của bài báo.
Hố thiên thạch rộng 92 km trên nằm ở đầu dưới của một vùng sườn dốc dài vài trăm km và, giống như trên Trái đất, những cái hồ được cấp nước ngầm có khả năng xuất hiện ở những cao độ thấp như vậy.
Nhà khoa học MRO, Rich Zurek thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, cho biết kết quả mới trên cho thấy “một sao Hỏa phức tạp hơn trước đây người ta đánh giá, với ít nhất là một số khu vực có khả năng biểu lộ những dấu hiệu của sự sống cổ hơn những khu vực khác”.