Một phi thuyền vũ trụ của Mĩ đang bay vòng quanh Hỏa tinh vừa cung
cấp bằng chứng của một cái hồ hố thiên thạch cổ được cấp nước ngầm, củng
cố thêm cho các lí thuyết cho rằng Hành tinh Đỏ có lẽ đã từng có thời
kì dung dưỡng sự sống.
Dữ liệu quang phổ thu từ Tàu quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa (MRO) của NASA
cho thấy vết tích của carbonate và các khoáng chất đất sét thường hình
thành trong sự có mặt của nước tại đáy của Hố thiên thạch McLaughlin sâu
2,2 km.
“Những quan sát mới này cho thấy sự hình thành của các carbonate và
đất sét trong một cái hồ được cấp nước ngầm bên trong lòng chão khép kín
của hố thiên thạch,” các nhà khoa học NASA viết trong một bài báo đăng
trên Nature Geoscience.
Đá phân lớp trên đáy Hố McLaughlin cho thấy đá trầm tích có khả năng nhất đã hình thành qua sự tương tác với nước. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/University of Arizona)
“Một số nhà nghiên cứu đề xuất rằng bên trong hố có chứa nước,” NASA
cho biết, “vùng dưới lòng đất cung cấp nước có thể từng là môi trường ẩm
và có khả năng thích hợp cho sự sống”.
Hố thiên thạch trên thiếu những con rãnh lớn chảy vào, cho nên cái hồ có khả năng được cấp nước ngầm.
Những quan sát mới “cung cấp bằng chứng tốt nhất cho sự hình thành
carbonate bên trong một môi trường hồ nước thay vì bị dội từ bên ngoài
vào hố,” theo lời Joseph Michalski, tác giả đứng tên đầu của bài báo.
Hố thiên thạch rộng 92 km trên nằm ở đầu dưới của một vùng sườn dốc
dài vài trăm km và, giống như trên Trái đất, những cái hồ được cấp nước
ngầm có khả năng xuất hiện ở những cao độ thấp như vậy.
Nhà khoa học MRO, Rich Zurek thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực
của NASA, cho biết kết quả mới trên cho thấy “một sao Hỏa phức tạp hơn
trước đây người ta đánh giá, với ít nhất là một số khu vực có khả năng
biểu lộ những dấu hiệu của sự sống cổ hơn những khu vực khác”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét