Tiểu hành tinh 1999 RQ36 có lẽ không phải là một cái tên dễ nhớ, nhưng các nhà thiên văn dự đoán chưa tới 200 năm nữa, nó sẽ gây ra một vụ va chạm không thể nào quên. Theo các quan sát radar và quang học, khối đá vũ trụ trên, với đường kính chừng bằng năm sân bóng đá, có xác suất 1/1000 lao vào trái đất trong năm 2182.
Các nhà thiên văn còn quan tâm đến khả năng tiểu hành tinh trên tiết lộ những manh mối về nguồn gốc của trái đất. Dựa trên số liệu ảnh quang phổ, 1999 RQ36 có khả năng cấu tạo chủ yếu là carbon và là tàn dư còn tương đối nguyên vẹn của hệ mặt trời sơ khai, hình thành cách nay 4,56 tỉ năm trước.
Tiểu hành tinh trên là đích đến của OSIRIS-REx, một phi thuyền NASA theo lịch trình sẽ phóng lên vào năm 2016. Phi thuyền trên do trường Đại học Arizona, Lockheed Martin và Trung tâm Bay Vũ trụ của NASA cùng hợp tác phát triển, với mục tiêu mang về một mẫu ban sơ của tiểu hành tinh vào năm 2023.
Mới đây, NASA đã bật đèn xanh cho một đề xuất chung của những sinh viên MIT và Harvard này muốn chế tạo một quang phổ kế ảnh tia X, gọi là REXIS (Quang phổ kế Ảnh tia X Regolith), để bay trên tàu OSIRIS-REx. Thiết bị trên sẽ phân tích bề mặt của tiểu hành tinh tìm sự hiện diện của carbon, sắt, oxygen và những nguyên tố tạo nên sự sống khác.
“Đó là cơ hội gom mẫu hóa học nguyên chủng của mọi thứ tạo nên Trái đất, và chúng ta nữa”, phát biểu của Richard Binzel, giáo sư hành tinh học tại Khoa Khoa học Trái đất, Khí quyển và Hành tinh học thuộc MIT, và là cố vấn cho dự án sinh viên trên.
Thiết bị sinh viên trên sẽ đi cùng với bộ thiết bị khác trên phi thuyền, trong đó có các camera sẽ lập bản đồ kích cỡ, hình dạng và thành phần bề mặt của tiểu hành tinh. Những thiết bị khác sẽ đo tác động của gió mặt trời đối với quỹ đạo của tiểu hành tinh – thông tin có thể giúp các nhà thiên văn vẽ nên quỹ đạo của tiểu hành tinh trên so với Trái đất.
Quang phổ kế tia X do nhóm sinh viên MIT và Harvard chế tạo sẽ bay trên OSIRIS-REx. Ảnh: Khoa Hàng không học và Du hành vũ trụ MIT
Nguồn: MIT, PhysOrg.com
http://360.thuvienvatly.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét