Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011
Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011
whynot?
Có những ước mơ sẽ vẫn chỉ là ước mơ dù cho ta có nỗ lực đến đâu nhưng nhờ có nó ta mạnh mẽ hơn, yêu cuộc sống hơn và biết cố gắng từng ngày Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi nguời hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ. Có những ước hẹn cũng sẽ chỉ là ước hẹn nếu một mai một người đã bỏ đi, nhưng nhờ có nó đã có những giây phút thật sự tuyệt vời. Có những nỗi đau vẫn mãi là nỗi đau một khi ta không thể thoát khỏi chúng, nhưng nhờ có nó ta đã trưởng thành hơn Có những sai lầm sẽ mãi là sai lầm và ta đau khổ khi nhận ra mình sai lầm nhưng nhờ có nó bỗng giật mình: điều sai lầm duy nhất của ta là phủ nhận những gì trái tim ta thật sự cảm nhận. |
Có những lần tình cờ gặp nhau đơn giản chỉ biết mặt nhau hay thậm chí chẳng để ý tới, nhưng nhờ có nó ta chợt nhận ra : vô tình gặp nhau ba lần đó là nhân duyên.
Có những người bạn đơn giản chỉ là người quen, nhưng nhờ có họ ta nhận rằng tên bạn thân của ta tuyệt vời lắm.
Có một nguời sẽ luôn chỉ là một của thế giới nhưng mãi mãi là cả thế giới của một người và nhờ có người ấy ta đã có một tình yêu.
Có những cuộc tìm kiếm đơn giản chỉ là tìm kiếm nhưng nhờ có nó ta hiểu rằng tình yêu là giữa một biển người vẫn tìm thấy nhau.
Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ; họ tin vào lời hứa; họ có những lời ước hẹn; họ đã trưởng thành từ nỗi đau; họ nhận ra sai lầm; họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu.
Tất cả là cuộc sống!
Nhãn:
12a2,
12a2 quang trach,
bai tap,
hoc tap,
so4,
tho,
thu gian,
truyen cuoi,
ung dung
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011
Trên sao Hỏa hiện nay có nước chảy?
Nước lỏng có lẽ đang chảy trên sao Hỏa hiện nay, theo một nhóm nhà khoa học ở Mĩ. Ảnh chụp từ Tàu quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa (MRO) của NASA cho thấy những cấu trúc tối, hẹp, hình ngón tay chạy theo những dốc nghiêng trong những vùng nhất định thuộc bán cầu nam của hành tinh trong những tháng mùa hè của nó. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây có thể là do nước muối chảy gây ra và kết quả làm tăng thêm sức nặng cho viễn cảnh có khả năng có sự sống trên sao Hỏa.
Trong những năm gần đây, các vệ tinh quay xung quanh Hỏa tinh đã cho thấy băng có khả năng tồn tại ngay bên dưới bề mặt của hành tinh ở những vùng vĩ độ trung-đến-cao. Ảnh chụp vệ tinh còn cho thấy những con rãnh trên thành miệng hố sao Hỏa có thể tạo ra bởi nước lỏng chảy xuống thành hố trong lịch sử địa chất khá gần đây – mặc dù một số nhà nghiên cứu chưa thống nhất. Tuy nhiên, số đông mọi người đồng ý rằng nước lỏng ở dạng những cái hồ lâu năm không thể có mặt trên sao Hỏa ngày nay, biết rằng nhiệt độ trung bình trên bề mặt của hành tinh là khoảng – 60oC và thời tiết cực kì khô hanh.
Nay Alfred McEwen thuộc trường Đại học Arizona và các đồng nghiệp cho biết bề mặt Hỏa tinh rốt cuộc có thể là quê hương đối với nước lỏng, mặc dù ở một trạng thái có phần nhất thời. Khám phá trên xuất hiện sau khi một trong các đồng nghiệp của McEwen, Lujendra Ojha, phân tích hai ảnh của cùng một điểm trên bề mặt Hỏa tinh do kính thiên văn HiRISE của MRO chụp. Ý tưởng là xây dựng một ảnh nổi để cảm nhận chiều sâu, nhưng ý tưởng này tỏ ra khó khăn vì các chi tiết trong ảnh, được chụp ở những thời điểm hơi khác nhau, không giống nhau.
Một ảnh chụp của bề mặt sao Hỏa cho thấy những sọc vằn mà Alfred McEwen và nhóm của ông phát hiện. Hai mũi tên ở phía trên ảnh chỉ những sọc màu cam nhạt có thể là những mương rãnh không còn mang nước mặn nữa. (Ảnh: Science/AAAS)
Biến đổi theo mùa
Các nhà nghiên cứu nhanh chóng nhận ra sự có mặt của những sọc đen chỉ rộng vài mét và dài tới vài trăm mét kéo dài xuống những dốc đá và chiều dài của chúng thay đổi theo thời gian. Đối chiếu với những ảnh chụp khác trong kho tư liệu, rồi sau đó xác nhận khám phá của họ với những ảnh mới thu từ HiRISE, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng những đặc điểm này có mặt ở một vài nơi chọn lọc trong vùng bán cầu nam, và chúng xuất hiện vào cuối mùa xuân sao Hỏa, phát triển trong mùa hè và sau đó mờ dần với sự xuất hiện của mùa thu hoặc mùa đông.
Một thành viên khác của đội, Shane Byrne, cho biết các nhà nghiên cứu “đã suy nghĩ lâu và vất vả” về cái có thể gây ra những sọc vằn này. Họ ngờ vực thủ phạm có thể là bụi đang lở xuống dốc và phơi ra chất liệu tối hơn bên dưới, nhưng họ đã bác bỏ ý tưởng này vì hiện tượng chỉ nhìn thấy ở những bờ dốc trên thực tế không có bụi. Một khả năng nữa là những sọc vằn đó là do băng tan gây ra, nhưng các nhà nghiên cứu lại bác bỏ điều này vì trong một số vùng đã nghiên cứu nhiệt độ ban ngày tối đa lúc cao điểm mùa hè đạt tới 25oC, nhiệt độ cản trở sự hình thành của băng trong bất kì khoảng thời gian nào.
Thay vào đó, theo các nhà nghiên cứu, những sọc vằn đó được giải thích tốt nhất bởi nước mặn đang chảy. Muối, cái người ta biết có nhiều trên sao Hỏa, làm giảm điểm đông đặc của nước, cho phép nó tồn tại ở trạng thái lỏng của nó ở nhiệt độ dưới 0oC. Muối còn thay đổi các tính chất bay hơi của nước, nghĩa là nước mặn có thể chống chịu trước thời tiết cực kì khô hanh của sao Hỏa tốt hơn nhiều so với nước tinh khiết. Đối với những bề mặt tối, McEwen và các đồng nghiệp đề xuất rằng nước lỏng có thể đang kết dính những chất liệu dạng hạt mịn với nhau và làm cho chúng trông sạm màu khi bình thường trông chúng sáng hơn, nhưng các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng họ không thể giải thích tại sao những bờ dốc đó lại trở về màu sắc bình thường của chúng trong mùa đông.
Những sọc vằn bí ẩn
Về những sọc vằn đó, còn có nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Thí dụ, tại sao chưa có sọc nào được tìm thấy ở bán cầu bắc của Hỏa tinh? Đội nghiên cứu cho rằng điều này có thể là do một sự dồi dào hơn của những dốc đá thích hợp ở phía nam và thực tế mùa hè ở bán cầu nam ấm hơn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là đội nghiên cứu không hiểu nước đó từ đâu mà có. Các nhà nghiên cứu nêu giả thuyết rằng nước ngấm lên trên các vỉa đá đã đi qua những vết nứt bên trong đá cho đến khi nó lên tới bề mặt. Điều này cho thấy nước đang đi lên từ lòng đất, nhưng như Byrne trình bày, nhiệt độ ở ngay bên dưới bề mặt Hỏa tinh vài ba mét, thậm chí vào cao điểm mùa hè, là đủ thấp để làm đông đặc mọi thứ ngoại trừ thứ nước mặn kì lạ nhất đó.
Michael Hecht thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở California, người không có liên quan trong nghiên cứu trên, tin rằng nghiên cứu trên cung cấp bằng chứng “thuyết phục và hấp dẫn” cho nước chảy trên bề mặt sao Hỏa. Ông nói McEwen và các đồng nghiệp “hoàn toàn chính đáng” trong việc nghĩ tới nước mặn là lời giải thích, ông cho biết sao Hỏa quá khô nên ngay cả ở những nhiệt độ thấp cỡ -70oC, thì nước vẫn có thể bay hơi. “Cách duy nhất để có nước lỏng liên tục là tìm một cách cho nó vẫn ở dạng lỏng ở nhiệt độ gần -70oC”, ông nói. “Nước mặn có thể đáp ứng yêu cầu đó”.
Tuy nhiên, Hecht nghĩ rằng lượng nước đó có khả năng “xả ra” từ khí quyển, biết rằng vào mùa đông những bờ dốc ở bán cầu nam lạnh hơn bất kì bề mặt nào xung quanh và vì thế bắt nước bởi sự ngăn cản nó bay hơi.
Tuy nhiên, để chứng minh giả thuyết nước mặn, sẽ phải gửi một phi thuyền rô bôt tiếp đất Hỏa tinh đến một trong những vùng có đặc điểm mới nhận dạng đó, Byrne nói. Một thiết bị tiếp đất sẽ có thể nhận ra sự tồn tại của nước lỏng và, nếu làm được như thế, nó còn xác định thành phần của nước để tìm xem nó chứa loại muối gì. Ông cho biết một sứ mệnh như vậy còn có thể săn tìm những dấu hiệu của những dạng sống đơn giản, biết rằng những loại vi khuẩn khác thường có thể sống đến mức khó tin trong nước mặn.
Nguồn: physicsworld.com
Nhãn:
12a2,
bai tap,
earth,
he mat troi,
hoc tap,
so4,
so4 quang trach,
thien ha,
trai dat
Mặt trăng định hình do một va chạm vệ tinh đồng hành
Hình mô phỏng một va chạm giữa Mặt trăng và một vệ tinh đồng hành nhỏ hơn. (Ảnh: Martin Jutzi và Erik Asphaug)
Những khác biệt giữa mặt gần và mặt xa của Mặt trăng có thể là hệ quả của một va chạm giữa Mặt trăng và một vật thể đồng hành “du thủ du thực” xảy ra hồi hàng tỉ năm về trước. Đó là kết luận của các nhà địa vật lí ở Mĩ và Thụy Sĩ. Họ đã chạy những mô phỏng trên máy tính xem Mặt trăng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi một va chạm khủng khiếp như vậy.
Kể từ khi sứ mệnh vũ trụ Lunar 3 vén màn phía sau Mặt trăng vào năm 1959, chúng ta đã biết rằng mặt gần và mặt xa của Mặt trăng là khác nhau. Mặt gần (luôn hướng về phía trái đất) bị chiếm ngự bởi những đồng bằng basalt tương đối nhẵn gọi là “maria”, còn mặt xa thì đầy núi non và hang hố sâu hoắm. Người ta tin rằng hai mặt cũng khác nhau về cái nằm bên dưới bề mặt, với lớp vỏ mặt gần dường như mỏng hơn nhiều so với lớp vỏ mặt xa.
Các nhà khoa học đã có một số lí thuyết lí giải vì sao hai mặt lại khác nhau như thế. Trong số này có lí thuyết sinh nhiệt thủy triều của Mặt trăng do trường hấp dẫn của trái đất hoặc sự tích lũy mảnh vụn từ miệng hố va chạm lớn tại cực nam của Mặt trăng.
Nay Martin Jutzi và Erik Asphaug thuộc trường Đại học California, Santa Cruz vừa chạy những mô phỏng trên máy tính cho thấy mặt xa của mặt trăng là tàn dư của một vụ va chạm giữa Mặt trăng và một vệ tinh đồng hành nhỏ hơn.
Va chạm tốc độ thấp
Theo hai nhà nghiên cứu trên, vệ tinh đồng hành đó có thể hình thành cùng lúc với Mặt trăng – khi một hành tinh cỡ sao Hỏa va chạm với Trái đất không bao lâu sau khi hệ mặt trời ra đời. Cú va chạm đã giải phóng một vành đai mảnh vụn khổng lồ sau đó quay xung quanh hành tinh của chúng ta, và người ta tin rằng phần lớn chất liệu này đã nhanh chóng co lại thành Mặt trăng. Theo Asphaug, cũng có khả năng có một hoặc nhiều vệ tinh nhỏ khác đồng thời hình thành tại những điểm cân bằng bên trong cái vành đó. Một vệ tinh như thế sau đó có thể bị đưa vào một quỹ đạo du thủ du thực, theo đuôi đằng sau hoặc dẫn trước Mặt trăng 60 độ. Tuy nhiên, người ta nghĩ quỹ đạo này chỉ tồn tại trong khoảng 100 triệu năm và kết thúc với việc vệ tinh đồng hành đó lao vào Trái đất hoặc Mặt trăng ở một tốc độ tương đối thấp.
Đây là kịch bản mà Jutzi và Asphaug đã chạy mô phỏng trên máy tính của họ. Hai nhà nghiên cứu giả sử vệ tinh đồng hành bằng khoảng 3% khối lượng Mặt trăng và hai vật thể va chạm ở tốc độ chừng 2400 m/s hay khoảng 8600 km/h. Đây là vận tốc người ta trông đợi trong sự phá hủy của quỹ đạo du thủ du thực. Một hệ quả quan trọng của va chạm tốc độ thấp này là hai vệ tinh dính vào nhau chứ không xé toạc nhau ra. “Nó không tạo ra một miệng hố, mà nén dồn vật liệu lên một phía”, Asphaug giải thích.
Vận tốc va chạm đó cũng thấp hơn nhiều so với tốc độ của âm thanh trong đá cấu tạo nên hai vệ tinh, nghĩa là nhiệt sinh ra bởi sự va chạm bị tiêu tán hiệu quả và do đó không xảy ra sự tan chảy đất đá hàng loạt.
Các mô phỏng cho thấy sau cú va chạm, một lớp đá nén vỡ mới tích góp lên trên một bán cầu của Mặt trăng. Mô hình cho biết quy mô và bề dày của lớp này phù hợp với cái chúng ta biết về bề mặt của phía bên kia của Mặt trăng. Ngoài ra, mô phỏng còn dự đoán vụ va chạm sẽ đẩy phần lớn lõi magma của Mặt trăng về phía mặt gần – điều này phù hợp với những phép đo nhiệt độ mặt trăng.
Bản đồ trường hấp dẫn GRAIL
Các nhà nghiên cứu hiện đang lên kế hoạch tìm kiếm manh mối của một vụ va chạm trong dữ liệu mới từ Mặt trăng. Hai nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến bản đồ trường hấp dẫn của lõi Mặt trăng sẽ được lập bởi sứ mệnh GRAIL của NASA, theo lịch trình sẽ phóng lên vào tháng 9 tới. GRAIL sẽ khảo sát bề dày và cấu trúc của lớp vỏ Mặt trăng, cái khi đó có thể so sánh với những dự đoán đặc biệt của mô hình của Jutzi và Asphaug.
Các nhà nghiên cứu còn hứng thú với việc so sánh tuổi của đá lấy từ mặt gần và mặt xa. Nếu lí thuyết của họ là đúng, thì đá ở bên mặt xa sẽ lớn tuổi hơn vì chúng hình thành trên vệ tinh nhỏ hơn.
Nguồn: physicsworld.com
Nhãn:
12a2,
12a2 quang trach,
bai tap,
earth,
he mat troi,
hoc tap,
so4,
thien ha,
trai dat
Công bố điểm sàn - Điểm trúng tuyển
Điểm sàn ĐH, CĐ của các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi ĐH theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT:
Điểm sàn ĐH sẽ là 13 điểm với khối A và D;
14 điểm với khối C và khối B.
Điểm sàn các khối tương ứng hệ CĐ thấp hơn điểm sàn hệ ĐH là 3 điểm, cụ thể là: khối A: 10 điểm; khối B: 11 điểm; khối C: 11 điểm và khối D: 10 điểm.
Mức điểm tối thiểu xét tuyển CĐ của các trường CĐ sử dụng kết quả thi cao đẳng theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT được xác định:
khối A: 10 điểm;
khối B: 11 điểm;
khối C: 11 điểm;
khối D: 10 điểm.
ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐH QG TPHCM) vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào trường. Mức điểm chuẩn nhiều ngành của trường năm nay thấp hơn năm ngoái. Trường đồng thời thông báo xét tuyển NV2 của 12 ngành. (Theo Giáo Dục Thời Đại)
Trước đó, ĐH Sân khấu điện ảnh đã công bố điểm trúng tuyển khối S vào trường.
Trong lúc viết bài này, đã có 9 trường công bố điểm chuẩn
- CĐ Công Nghệ Đà Nẵng
- ĐH Bách Khoa (Thuộc ĐH Đà Nẵng)
- ĐH Kinh tế (Thuộc ĐH Đà Nẵng )
- ĐH Ngoại Ngữ (Thuộc ĐH Đà Nẵng)
- ĐH Ngoại thương Hà Nội
- ĐH Sân khấu điện ảnh
- ĐH Sư Phạm( thuộc ĐH Đà Nẵng)
- ĐH Thể dục thể thao TPHCM
- ĐH Khoa Học XH và NV - ĐH Quốc Gia TP. HCM
Chi tiết điểm của ĐH của các trường luôn được cập nhật tại đây, các em ghé vào coi điểm chuẩn nhé: http://timdiemthi.com/benchmark.aspx?t=daihoc
Nếu chưa biết điểm của mình thì các em tra tại: Tra điểm thi đại học - Cao đẳng 2011
Ngành giáo dục nên nhận trách nhiệm
TT - Sau loạt bài “Điểm thi lịch sử thấp không ngờ”, đặc biệt là phần trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Tuổi Trẻ đã nhận được nhiều ý kiến của những người quan tâm đến lịch sử nước nhà.
Thống kê điểm thi môn lịch sử của thí sinh dự thi vào các trường ĐH trong kỳ thi tuyển sinh 2011 - Đồ họa: Vĩ Cường - Minh Giảng |
Giáo sư VŨ DƯƠNG NINH (ủy viên BCH Hội Khoa học lịch sử VN):
Đừng đá bóng sang chân người khác
Nếu nói việc thế hệ trẻ không thích học lịch sử VN là trách nhiệm của cả xã hội cũng có phần đúng. Bởi khi trong xã hội, cơ hội việc làm, cơ hội có lương cao, có tương lai tốt hơn tập trung vào những ngành thời thượng, khi tấm bằng đại học còn là “tấm vé thông hành” quan trọng để xin việc làm, thăng tiến thì việc học sinh, phụ huynh học sinh coi nhẹ một số môn học, trong đó có môn lịch sử, là chuyện dễ hiểu.
Tuy nhiên, tôi không đồng tình với việc “đá quả bóng sang chân người khác”. Việc học sinh không thích học sử là vấn đề mà những nhà sử học, những thầy cô giáo dạy lịch sử chúng tôi trăn trở và bàn rất nhiều từ những năm trước đây, chứ không phải bây giờ. Hội Khoa học lịch sử VN cũng từng có những kiến nghị lên các cấp báo động về tình trạng không thích sử của thế hệ trẻ, nhưng những kiến nghị đều rơi vào im lặng.
Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích những thiếu sót dẫn đến tình trạng này để đề xuất hướng khắc phục. Nhưng tôi cho rằng ngành GD-ĐT nên nhận thấy trách nhiệm của mình và nỗ lực trong việc tìm ra giải pháp để học sinh yêu thích lịch sử dân tộc mình, để chất lượng dạy học sử được nâng lên theo hướng thiết thực, gần gũi với lứa tuổi thanh thiếu niên hơn. Nỗ lực này cần bắt đầu từ việc khẳng định lại vị trí quan trọng của môn lịch sử bên cạnh những môn học mà theo ngành GD-ĐT, đang cần đầu tư để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Khi môn lịch sử chỉ được coi là môn phụ, là môn thi thay thế và mục đích của việc học tập ở trường phổ thông chỉ nhằm để đi thi chứ không phải trang bị những tri thức, kỹ năng cần thiết để vào đời thì vấn đề của môn sử hiện nay khó có thể giải quyết.
Giảng viên LẠI ĐỨC THỤ (khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội):
Không thể coi nhẹ lịch sử
Lẽ ra trước tình hình dạy và học lịch sử ngày càng tuột dốc, người đứng đầu ngành giáo dục cần phải có những quyết sách cần thiết để môn sử được đối xử đúng với tầm quan trọng của nó trong nhà trường. Nhưng những gì chúng ta thấy thì không phải vậy. Nếu người đứng đầu ngành GD-ĐT hiện nay cho rằng môn ngoại ngữ, tin học là cần thiết hơn trong xu thế hội nhập nên việc môn sử bị coi nhẹ thì đó là một sai lầm.
Trong nhà trường phổ thông, điều cần dạy học sinh đầu tiên là dạy để các em trở thành người Việt Nam. Muốn vậy thì phải làm sao để trẻ con biết và tự hào về lịch sử dân tộc, về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc mình. Nhìn ra các nước phát triển khác, dù ngành khoa học kỹ thuật công nghệ của họ đi trước chúng ta nhiều năm, nhưng môn sử vẫn có giá trị quan trọng trong nhà trường phổ thông. Chỉ khi nhà quản lý hiểu được điều này và có các quyết sách cần thiết, có cơ chế đãi ngộ hợp lý thì người thầy mới gắn bó với nghề. Chỉ khi yên tâm, gắn bó với nghề, người thầy mới nghĩ đến việc tìm tòi đổi mới phương pháp, mang đến cho học sinh những bài học lý thú. Và những bài học không nặng nề, không mang tính đối phó (học chỉ để đi thi) mới khiến các em thích học sử và nhớ sử.
Theo tôi, một kỳ thi có hàng ngàn điểm 0 là bình thường trong tình trạng dạy và học sử có nhiều bất cập hiện nay. Nhưng sẽ không là bình thường nếu nhìn vào mục tiêu “dạy con trẻ thành người Việt Nam”.
VĨNH HÀ ghi
Nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử NGUYỄN ĐẮC XUÂN: Điểm 0 cho sách giáo khoa và phương pháp dạy Sách sử ở VN hiện nay được viết nặng về ý chí mà nhẹ về khoa học, vì vậy nó khô khan, không logic, khó học, khó nhớ. Trong khi lịch sử là môn học rất sinh động, hấp dẫn. Điều đó chứng minh qua một số cuốn sách sử của các nhà nghiên cứu hiện đang bán rất chạy, nhiều người vẫn sống được bằng cách bán sách về lịch sử. Ai nói dân mình, học sinh mình không thích đọc sử! M.T. ghi Nhà sử học NGUYỄN KHẮC THUẦN (trưởng khoa VN học Trường ĐH Bình Dương): Học sinh các nước Âu - Mỹ không chán sử Không thể nói điểm thi môn lịch sử thấp và ngành sử không thu hút được nhiều người là một hiện tượng chung của nhiều nước trên thế giới. Tôi đã tham quan nền giáo dục của nhiều nước trên thế giới và thấy rằng học sinh các nước Âu - Mỹ không chán sử và điểm sử của họ cũng không thấp như ở nước ta. Xu thế xã hội hiện nay đã tạo ra những ngành mũi nhọn nào là tin học, là ngoại ngữ... Riêng về sử, sách giáo khoa đã dở, thầy dạy chưa hay mà xã hội cũng chưa thật sự đánh giá đúng vị thế của người thầy dạy sử thì làm sao học trò yêu thích môn sử được? Nói tóm lại, điểm môn sử thấp là vấn đề đáng lo nghĩ nhưng đừng kết tội cho học trò mà cần thay đổi nhận thức, thay đổi phương pháp dạy sử, thay đổi sách giáo khoa, quan tâm nhiều hơn đến người dạy sử để họ nâng cao chất lượng giảng dạy... H.HƯƠNG ghi |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT PHẠM VŨ LUẬN:
Dạy và học lịch sử không được như trước cũng dễ hiểu
Trên báo Tuổi Trẻ ngày 30-7 có bài “Hàng ngàn điểm 0 là bình thường” của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời bên lề Quốc hội. Ngay sau khi báo phát hành, Tuổi Trẻ đã nhận thêm ý kiến của bộ trưởng về vấn đề này. Ông viết:
- Tôi nghĩ dạy sử chính là để dạy cho học sinh hiểu biết thế giới xưa và nay, hiểu được truyền thống tốt đẹp của cha ông, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước. Vì thế kết quả thấp như vậy cũng không thể xem nhẹ và cần phải phân tích, đánh giá một cách khoa học để rút ra những kết luận cần thiết.
Chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách toàn diện, phải nhìn thấy rõ những nguy cơ và thách thức của thời đại để có các nhận định đúng và giải pháp phù hợp. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải dạy và học ngoại ngữ, tin học ngay từ các cấp học dưới.
Trong hoàn cảnh đó, việc dạy và học lịch sử, văn học và một vài môn khác không được như trước cũng là điều dễ hiểu. Nếu nhìn rộng ra các nước khác sẽ thấy không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng thế hệ trẻ xao nhãng, thờ ơ với văn học, lịch sử cũng như các môn khoa học xã hội nói chung. Điểm thi môn lịch sử thấp và ngành sử không thu hút được nhiều người là một hiện tượng chung của nhiều nước trên thế giới. Vì sao?
Theo tôi, vì tiếng nói của ngành khoa học lịch sử trong cuộc sống hiện đại hôm nay, cũng như cơ hội tìm việc làm, cơ hội có thu nhập tốt của những người giỏi sử, giỏi văn không nhiều như các lĩnh vực khác... Đó là vấn đề mang tính thời đại, do tác động của cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi của đời sống xã hội và đòi hỏi của thị trường lao động.
Về cách dạy lịch sử, nếu dạy sử mà chỉ hướng tới việc yêu cầu học sinh nhớ chi tiết máy móc, nay nhớ xong mai lại quên thì không đúng. Điều quan trọng là phải hướng đến mục tiêu giúp các em tiếp thu được tinh thần yêu nước và truyền thống dân tộc qua mỗi bài học lịch sử, từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với Tổ quốc, với đồng bào. Tuy nhiên, cũng không nên cực đoan cho rằng học sinh bây giờ không cần nhớ điều gì cả. Những ngày tháng đã trở thành sự kiện, thành dấu ấn, thành máu thịt đối với mỗi người Việt Nam thì phải dạy cho các cháu nhớ.
Tuồi Trẻ
Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011
Phát hiện hệ hành tinh kì lạ
Ảnh minh họa sao đôi UZ For và hành tinh.
Một đội nhà thiên văn, trong đó có tiến sĩ Gavin Ramsay thuộc Đài thiên văn Armagh, vừa tìm thấy bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một hệ hành tinh khác thường. Hai hành tinh khổng lồ dường như đang quay ở khoảng cách bằng nhau xung quanh một hệ sao đôi nhỏ, đặc, đang tương tác gọi tên là UZ For – hệ gồm hai ngôi sao nhỏ quay xung quanh xung quanh nhau ở cự li rất gần nhau.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là một thí dụ của một hệ hành tinh rất mới lạ. Hai ngôi sao, một sao lùn trắng và ngôi sao kia là sao lùn đỏ, nhỏ hơn nhiều so với Mặt trời của chúng ta và đang quay xung quanh nhau ở cự li rất gần nhau, nên chỉ mất chừng hai giờ đồng hồ để chúng hoàn thành một vòng quỹ đạo. Cặp đôi đó thật sự có thể đặt vừa bên trong Mặt trời của chúng ta! Thật tình cờ, hệ sao định hướng sao cho ngôi sao này đi qua phía trước ngôi sao kia trong mỗi vòng quỹ đạo khi nhìn từtrái đất, gây ra sự che khuất lẫn nhau cho phép các tính chất của hệ được xác định rất chính xác.
Nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những sự khe khuất đó xảy ra không chính xác cho lắm. Thay vào đó, chúng thỉnh thoảng quá sớm và đôi khi quá muộn. Điều này khiến họ đề xuất rằng sự có mặt của hai hành tinh khổng lồ, chúng có lực kéo giật hấp dẫn làm cho quỹ đạo của hai ngôi sao “lắc lư” trong không gian và vì thế gây ra sự biến đổi nhỏ trong thời gian đo được giữa những lần che khuất. Theo những tính toán của họ, khối lượng của hai hành tinh đó ít nhất phải bằng tám và sáu lần khối lượng của Mộc tinh, và chúng sẽ phải có năm và mười sáu năm để quay xung quanh hai ngôi sao ở giữa. Hệ sao ở quá xa nên không thể chụp ảnh trực tiếp những hành tinh này.
Hệ sao đang tương tác trên, tên gọi là UZ For do vị trí của nó nằm trong chòm sao phương nam Fornax, tạo ra một môi trường cực kì khắc nghiệt cho các hành tinh. Do sự gần nhau của chúng, lực hấp dẫn của ngôi sao lùn trắng nặng hơn, nhưng nhỏ hơn nhiều, liên tục “đánh cắp” vật chất từ bề mặt của ngôi sao lùn đỏ thành một dòng liên tục. Dòng vật chất này va chạm với bề mặt của sao lùn trắng, nơi nó nóng lên đến hàng triệu độ Kelvin, làm toàn bộ hệ hành tinh ngập lũ với lượng tia X chết chóc nhiều vô kể.
Khám phá trên được thực hiện qua những quan sát mới từ Kính thiên văn Lớn Nam châu Phi (SALT) cùng với dữ liệu lưu trữ của 27 năm thu thập từ nhiều đài thiên văn và vệ tinh quay xung quanh trái đất. Đài thiên văn Armagh truy cập SALT qua tư cách thành viên của SALT Consortium Anh quốc. Nghiên cứu thiên văn tại Armagh được tài trợ từ Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Giải trí Bắc Ireland.
Nguồn: Đài thiên văn Armagh, PhysOrg.com
Cận cảnh Vesta, tiểu hành tinh lớn thứ hai trong hệ mặt trời
Sứ mệnh Rạng đông của NASA đã gửi về những ảnh chụp từ trên quỹ đạo xung quanh Vesta, cho thấy một diện mạo phức tạp và kịch tính.
Phi thuyền Rạng đông đi vào quỹ đạo quanh tiểu hành tinh khổng lồ Vesta vào hôm 16 tháng 7. Vesta là tiểu hành tinh nặng thứ hai trong hệ mặt trời và có thể mang lại những cái nhìn mới sâu sắc về những giai đoạn đầu của sự hình thành hành tinh, vì những thiên thạch từ Vesta cho thấy tiểu hành tinh khổng lồ trên hình thành trước trái đất và những hành tinh khác.
Những đường rãnh bọc xung quanh xích đạo của Vesta trong bức ảnh này chụp từ cự li 5200km. Chúng có thể hình thành theo lằn của một cú va chạm lớn tại cực nam của Vesta. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/UCLA/MPS/DLR/IDA)
Tại cuộc họp báo NASA hôm thứ hai, đội khoa học Rạng đông đã cho công bố một bộ ảnh mới chi tiết chụp từ quỹ đạo Vesta. Những bức ảnh cho thấy một địa mạo biến đổi và bất ngờ và cho thấy rõ những chi tiết nhỏ đến 500m bề ngang – nhỏ hơn một phần nghìn đường kính của Vesta.
Đội Rạng đông trước đây đã công bố một số ảnh chụp sau khi Rạng đông đi vào quỹ đạo quanh Vesta. Nhưng đây là cuộc họp báo đầu tiên của đội để giải thích cái những ảnh chụp cho thấy. Đội còn cho công khai một số ảnh mới trước đây chưa từng công bố.
Những sọc tối
Một số ảnh chụp đã được ghép lại thành một video(http://dawn.jpl.nasa.gov/multimedia/vesta_full_rotation_movie.asp) của chuyển động quay của Vesta, nhìn từ cự li 5200m.
Có những đường rãnh khổng lồ bọc quanh xích đạo của Vesta. Chúng có lẽ đã hình thành từ áp lực của một vụ va chạm khủng khiếp tạo nên một miệng hố khổng lồ tại cực nam của tiểu hành tinh trên, cách nay đã lâu lắm rồi.
Phần bên trong của một số miệng hố có những sọc vằn rất tối có nguồn gốc chưa rõ. “Tôi chưa từng nhìn thấy cái gì giống như thế này trước đây”, một nhà khoa học cho biết. Những ảnh chụp chi tiết hơn của phi thuyền Rạng đông khi nó chuyển động xoắn ốc đến gần hơn có thể sẽ giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của chúng.
Sự biến thiên màu sắc và độ sáng trên bề mặt gợi ý đến những khác biệt về thành phần, mặc dù những khoáng chất nào giải thích cho chúng thì đến nay người ta vẫn chưa rõ. “Có những khác biệt rất kịch tính trong những vùng khác nhau”, phát biểu của Enrico Flamini, nhà khoa học chính tại Cơ quan Vũ trụ Italy ở Rome, cơ quan cung cấp quang phổ kế của phi thuyền Rạng đông.
Tiếp cận gần hơn
Phi thuyền Rạng đông, hiện ở cách Vesta khoảng 3500km, đang dần tiếp gần hơn đến tiểu hành tinh trên kể từ khi nó đi vào quỹ đạo ở khoảng cách 16.000km. Nó sẽ chính thức bắt đầu pha quan sát khoa học vào hôm 11 tháng 8 ở độ cao 2700km, cuối cùng thì hạ xuống cách bề mặt tiểu hành tinh 200km.
Vào tháng 7 năm 2012, nó sẽ tách khỏi Vesta đi vào đến mục tiêu thứ hai và cuối cùng của nó, Ceres, tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.
Nguồn: New Scientist
http://360.thuvienvatly.com/
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)