Mua he 2009-2010

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Phần mềm chuyển đổi font chữ

Chào các bạn, mình xin giới thiệu một phần mên chuyển đổi phong chữ rất hiệu quả, nó có ích cho tất cả các bạn làm việc trong lĩnh vực văn phòng, tiếp xúc với nhiều loại văn bản có font không như mong muốn. Bạn có thể dùng chương trình này để chuyển đổi một cách dễ dàng.
download tại đây
Nếu bạn cần thêm phần mêm gì có thể liên hệ:
thanhvl9@gmail.com

Phần mềm tạo file pdf

Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một phần mềm chuyển đổi định dạng file sang pdf, từ word, và các file văn bản khác một cách nhanh gọn. Bạn chỉ cần tạo ra một file dạng văn bản mà mình mong muốn, sau đó dùng chương trình dopdf-7 là ok liền
download tại đây
Nếu bạn cần thêm phần mềm gì có thể liên hệ theo mail sau:
liên hệ:thanhvl9@gmail.com

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Bài tập Vật Lí hạt nhân

Xin giới thiệu với tất cả các bạn, một số bài tập vật lí hạt nhân, có hướng dẫn kem theo và đáp án trắc nghiệm. Tài liệu được sưa tầm và chỉnh sửa, mong các bạn đóng góp ý kiến để tài liệu có thể tốt hơn.
Xem và download tài liệu ở đây
liên hệ: thanhvl9@gmail.com

Bài tập trắc nghiệm con lắc lò xo

Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn, một số bài tập trắc nghiệm về con lắc lò xo. Tài liệu này được chúng tôi sưu tầm và có chỉnh sửa, mong các bạn đóng góp ý kiến để tài liệu hoàn thiện hơn.
Xem và download tài liệu ở đây
liên hệ: thanhvl9@gmail.com

Dòng điện xoay chiều

Tuyển tập 65 bài tập trắc nghiệm dòng điện xoay chiều, và kem theo đáp án
Xem chi tiết tại đây.
Nhấn vào đây để download
liên hệ: thanhvl9@gmail.com

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Lí thuyết Vật Lí 12

          Để chuẩn bị tốt cho kì thi tôt nghiệp THPT, chúng tôi trân trong giới thiệu với bạn đọc cuốn lý thuyết Vật Lí 12.
          Là bản tóm tắt các kiến thức cơ bản của chương trình vật lí 12, đây là lần xuất bản đầu tiên nên sẻ có một số thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn để tài liệu được hoàn thiện hơn.
liên hệ: thanhvl9@gmail.com

Lời ru của mẹ

Lời mẹ ru như suối mát trong
Để con được âu yếm mỗi ngày
Cha là vầng ánh sáng thái dương
Luôn soi đường cho con đi mãi
Con đã được nuôi nấng với bao tình thương
Cha mẹ đã dành cho con hết
Suốt cuộc đời sương gió nắng mưa ngày đêm
Lo cho con cuộc sống ấm êm

Rồi thời gian trôi qua rất nhanh
Qua đi tuổi thơ ấu ngày nào
Và giờ đây con đã lớn khôn
Biết đi tìm một cuộc sống mới
Con sẽ còn ghi nhớ những lời của cha
Năm xưa đã dạy cho con đó
Con không thể nào quên những đêm mưa gió
Suốt canh thâu mẹ luôn vỗ về

Suốt cuộc đời này con không quên
Những điều cha đã dạy cho con
Sẽ là hành trang con mang theo đi suốt cuộc đời
Những lời dạy của mẹ năm xưa
Vẫn dịu dàng đâu đây bên con
Cho dù con bôn ba nơi xa đất khách quê người

Lời mẹ ru như suối mát trong
Con vẫn được âu yếm mỗi ngày
Cha là vầng ánh sáng thái dương
Luôn soi đường cho con bước đi

Rồi thời gian trôi qua rất nhanh
Qua đi tuổi thơ ấu ngày nào
Và giờ đây con đã lớn khôn
Biết đi tìm một cuộc sống mới
Con sẽ còn ghi nhớ những lời của cha
Năm xưa đã dạy cho con đó
Con không thể quên những đêm mưa gió
Suốt canh thâu mẹ luôn vỗ về

Suốt cuộc đời này con không quên
Những điều cha đã dạy cho con
Sẽ là hành trang con mang theo đi suốt cuộc đời
Những lời dạy của mẹ năm xưa
Vẫn dịu dàng đâu đây bên con
Cho dù con bôn ba nơi xa đất khách quê người

(st)

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

10 điểm khác biệt giữa học sinh xưa và nay

1- Mỗi buổi sáng đến trường , học sinh " ngày xưa " dậy sớm , ôn lại bài cũ , rồi đạp xe đến trường , vừa đi vừa ngắm Cánh đồng thân yêu !

Mỗi buổi sáng đến trường , học sinh " ngày nay " dậy sớm , ngồi bàn trang điểm , soi gương vuốt keo , chải đầu hết cả tiếng , rồi nhảy lên xe máy phóng vèo vèo , vừa đi vừa soi trai , đá gái !


2- Khi học sinh " ngày xưa " đi học , họ thường mang trong cặp sách vở , thước kẻ , bút chì , máy tính ... Mang tiền để đóng học hay mua những cái gì cần thiết để mà học !

Khi học sinh " ngày nay " đi học , cái mà họ mang theo cũng là sách vở , ít khi mang bút , đến rồi mượn bạn dùng cũng được chứ ở nhà có dùng bao giờ đâu ... Họ mang theo điện thoại , Ipod , Mp3 , Mp4 ... họ mang theo máy ảnh , camera ... Họ mang tiền để còn ăn uống đàn đúm , mua thuốc lá , tài mà để hút , để họ còn trốn học đi chụp ảnh Hàn Quốc ! Rồi họ còn mang trong cặp nào tông nào phóng , nào dao kéo ... họ không làm thủ công đâu , đừng hiểu nhầm !


3- Học sinh " ngày xưa " đến trường để thu nhận kiến thức từ giáo viên , nghe thầy cô giảng bài thật chăm chú , họ đi 1 ngày đàng , học 1 sàng khôn ...

Học sinh " ngày nay " đến trường để thu nhận kiến thức từ các bạn cùng lớp , nghe và cùng nhau " chém gió " ...


4- Học sinh " ngày xưa " kính trọng thầy cô giáo , và đến tận bây giờ , ông bà già tôi vẫn thường hay đi thăm thầy cô giáo cũ ! (Đa số là vậy)

Học sinh " ngày nay " gọi thầy cô giáo bình thường là ông / bà , ghét là thằng / con , quá đáng hơn nữa là thằng ml / con đ... !


5- Học sinh " ngày xưa " quan niệm : Học là để xây dựng đất nứơc , xây đắp tương lai ...

Học sinh " ngày nay " quan niệm : Học là học cho ông bà già !


6- Tan học , học sinh " ngày xưa " luôn về nhà đúng giờ , ăn uống tại gia để chuẩn bị còn đi học thêm !

Tan học , học sinh " ngày nay " còn phải đi lượn hồ , ăn uống thì phải vào hàng quán tử tế , để lấy sức tối nay em còn đi bay , anh còn đi đua ...


7- Học sinh " ngày xưa " chỉ biết Hà Nội có mái nhà yêu thương với cha mẹ , mái trường yêu thương với thầy cô ...

Học sinh " ngày nay " thông thuộc địa lý hơn , họ còn biết Hà Nội có Bờ Hồ với cái Vỉa Cảm Tử , Phố Cổ rồi Đặng Dung !!! Họ còn biết Mỹ Đình , biết sàn nọ sàn kia ...


8- Xét về chuyện đánh nhau , học sinh " ngày xưa " đánh nhau thì thường là Solo ... 1 vs 1 , hai thằng giải quyết giữa 1 đám đông đứng cổ vũ cho đến khi có người ra can , tách cả 2 ra !

Ừ thế còn học sinh " ngày nay " , họ đánh nhau có bài bản , có tổ chức hơn rất nhiều ... có hẹn trước , có đội ngũ , dàn trận tử tế , có vũ khí tự phát ( chai , ghế , cốc , gạch ... ) hay vũ khí chuẩn bị kĩ ( dao , tông , phóng ... ) ... Khi họ đánh nhau thì không ai dám can , tất nhiêm là như thế rồi , ngu gì ! Và kết thúc thường là 1 thằng đi viện , vài thằng đi trại !


9- Xét về chuyện tình cảm , học sinh " ngày xưa " rất ít khi yêu nhau , có yêu thì thường bí mật , không cho ai biết . Họ thường cùng nhau đi học , giúp nhau tiến bộ ... Rồi mỗi tối thứ 7 họ lại cùng ngắm Hồ Gươm buổi tối , rực rỡ ánh đèn . Họ tặng nhau hoa hồng , những bản tình ca lãng mạn !

À vầng , còn học sinh " ngày nay " họ yêu kiểu như thế này : con gái xinh thì yêu con trai giàu ! con trai xinh thì yêu con gái vừa xinh vừa giàu ! Có vẻ như Tim họ to hơn " ngày xưa " , khi cùng 1 lúc có thể yêu được vài người , thậm chí còn định nghĩa " Tim 4 ngăn thì phải yêu cùng 1 lúc 4 thằng mới chịu được " ... ! Họ thường cùng nhau đi ... nhà nghỉ , giúp nhau " sung sướng " ... Rồi mỗi tối thứ 7 họ lại cùng nhau đi lượn , đàn đúm , ăn chơi nhảy múa . Họ tặng nhau tất cả những gì có "giá trị" và có cả "trị giá" !!!


10- Học sinh " ngày xưa " hay có mơ ước : Thi đỗ đại học , rồi tốt nghiệp , rồi làm 1 cái gì đó lớn lao , có ích cho xã hội , có ích cho đất nước

Nhưng học sinh " ngày nay " làm gì có những giấc mơ như vậy !!! Họ quên hết những ước mơ của họ hồi họ còn là những đứa trẻ ... họ chỉ nhớ được những giấc mơ từ " đêm qua " để sáng nay còn cầm tờ báo " Bóng Đá " trang 2 , săm soi từng con số để chiều còn ghi lô thả đề ... Họ còn xem kĩ tỉ lệ cược , bắt trận này trận kia thế nào để còn qánh bóng , fang vài quả có chết ai đâu ! Khi đã quen chủ lô , chủ bóng rồi thì chỉ cần "báo mồm" là được , cá biệt có học sinh còn "báo nhà"
(st)

Ca dao thời nay :

Cô kia cắt cỏ một mình
Cớ sao không rủ người tình cắt chung
Anh về em chẳng cho về
Nắm tay giữ lại hỏi chê chỗ nào
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Cớ sao em lại lấy chồng không quen
Đi xa mới biết đường dài
Ở lâu nhà mướn gia tài càng hao
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Lấy nhau về tắt thở càng nhanh
Má ơi cứ gả con xa
Miễn sao chàng rể trong nhà nhiều đô
Trồng trầu thì phải khai mương
Làm trai nhiều vợ biết thương vợ nào
Chồng người làm ăn khấm khá
Chồng của mình chỉ phá chỉ ăn
Lấy chồng từ thủa mười ba
Đến khi mười tám thành già hồi xuân
Qua đình ngả nón trông đình
Nhìn em ăn mặc thùng thình thấy phê
Cá không ăn muối cá Ươn
Con cãi cha mẹ liệu đường mà binh
Đường về đêm tối canh thâu
Nhìn em " cá sấu " biết đâu phân bầy
(st)

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Chuyển đổi File PowerPoint sang PDF không sợ xung đột Font chữ

Chuyển đổi File PowerPoint sang PDF không sợ xung đột Font chữ

Để chuyển đổi định dạng PPT sang PDF nếu bạn dùng các chương trình convert dạng trực tiếp, bạn sẽ gặp phải trường hợp file PDFkhông hiển thị đúng chữ viết. Mặt khác nếu bạn chuyển đổi sang định dạng Doc thì cũng gặp trường hợp tương tự. Do vậy, bài viết này sẽ giúp bạn có phương án chuyển đổi định dạng PPTsang PDFmà không sợ khi ra file PDFđọc không được tiếng Việt.

Để thực hiện, bạn hãy mở file PPTbằng Powerpoint ra .Chỉnh sửa và xem sơ bộ để chắc chắn rằng bạn đã có thể đọc được tiếng Việt. Sau đó , chọn vào File > Save As .

Trong hộp thoại Save As.Trong phần Save As Type , bạn chọn vào Jpeg File Interchange Format . Sau đó chọn tên cần lưu .Tiếp theo bạn chọn Yes để Powerpoint trích xuất toàn bộ các slide có trên file ppt. Sau đó , bạn vào đường dẫn chọn lưu ,bạn sẽ thấy một thư mục tên trùng với file khi đặt. Click vào đấy , bạn sẽ thấy toàn bộ slide giờ đã thành file ảnh định dạng jpg. Hầu hết chất lượng hình ảnh này đều rất tốt .Không xung đột font chữ và tương ứng mỗi slide là một file ảnh.

Như vậy bạn có thể thấy mục đích của việc chuyển đổi từ Powerpoint sang PDFrồi chứ .Chúng ta sẽ dùng Powerpoint chụp ảnh các slide sau đó chuyển đổi các slide ảnh này sang PDF. Bấy giờ bạn hãy dùng một chương trình convert kiêm combine ( liên kết ) các file jpg này lại. Và bạn đã có trong tay bạn file PDFđể in chế độ trang chẵn lẻ tiết kiệm giấy ( chế độ này không đựơc Powerpoint ủng hộ cho lắm mặc dù anh em nó là Word lại hỗ trợ ).

Để chuyển đổi từ jpg sang PDF, xin giới thiệu chương trình Image2PDFphiên bản 1.7 dung lượng 2.26MB, tương thích mọi windows. Bạn có thể download từ www.verypdf.com. Chương trình này có ưu điểm là chuyển đổi cực nhanh, hỗ trợ trên 30 định dạng ảnh. Theo thử nghiệm cho 343 file ảnh chỉ mất có khoảng chưa tới 30s. Ngoài ra, chế độ Setting còn cho bạn thêm thông tin, mã hóa bằng mật khẩu, liên kết nhiều file ảnh, tinh chỉnh độ phân giải cho file PDF( từ 0 > 1200 dpi ), tùy chỉnh chế độ quét ảnh, hay chế độ Zoom ảnh trước khi convert …

Sau khi cài đặt và chuẩn bị xong các slide ảnh. Nhấn make PDFđể chương trình giúp bạn chuyển đổi .

Như vậy mặc dù bạn đi đường vòng, nhưng dù sao cũng đã thỏa mục đích cho bạn .Hơn nữa file PDFcủa bạn vẫn không sợ kém chất lượng và khắc phục hiện tượng không hiển thị chữ Việt như các chương trình chuyển đổi gặp phải .

Sự hình thành Trái Đất (earth)

Thiên hà

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Trang chủ 12a2: ĐỂ NHỚ NHANH VÀ LÂU

Trang chủ 12a2: ĐỂ NHỚ NHANH VÀ LÂU

ĐỂ NHỚ NHANH VÀ LÂU

      "Trí nhớ của tôi thật tồi tệ" - bạn đã từng bao giờ nói vậy chưa? Đừng vội bǎn khoǎn. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên trước khả nǎng của bộ óc mình.

      Bằng cách nào bộ não có thể thu nhận và ghi nhớ thông tin? Có từ 10 tỉ đến 100 tỉ nơ-ron thần kinh liên quan đến điều này trong một bộ não. Cùng một lúc, chúng có thể xử lý đến 10.000 đơn vị thông tin. Ta ngày càng già đi, ghi nhớ khó khǎn hơn, phản xạ và xử lý thông tin chậm lại. Nơ-ron không tự tái sinh, càng nhiều tuổi số nơ-ron càng ít dần. Cần phải bảo vệ bộ não.

Nhớ tên người

     Trước hết hãy bắt đầu bằng việc nhớ tên một người mới quen. Với người đó, tên của mình là rất quan trọng. Thường chúng ta không để ý đến cái tên ngay từ đầu được giới thiệu, nên dễ quên nó. Vì thế cần phải lắng nghe cái tên đó khi nó được nói ra. Đánh vần, và nhắc đi nhắc lại tên người kia trong cuộc nói chuyện. Chào tạm biệt, hãy gọi tên họ. Bên cạnh đó, hãy tìm cách liên hệ một cái tên với điều gì đó, vật gì đó để dễ liên tưởng.

     Trong trường hợp cái tên đó không gợi cho bạn đó không gợi cho bạn sự liên tưởng, hãy thay thế nó bằng một từ tương tự. Trí nhớ sẽ dễ dàng gợi lại mắt xích này.

Nhớ một danh sách

     Nhiều khi, một danh sách có những tiêu đề, những mục không có liên hệ gì với nhau. Phương pháp để nhớ là xắp sếp chúng vào một hệ thống. Hãy tạo hình ảnh cho mỗi đề mục, liên kết hình ảnh của tiêu đề này với tiêu đề kia và tiếp tục. Chẳng hạn, bạn cần mua sữa, bóng đèn, bánh mì, hành và kem tại siêu thị. Hãy bắt đầu nhớ bằng việc nối bánh mì với sữa. Hình ảnh: Sữa phết lên bánh mì. Tiếp đến, nối bánh mì với bóng đèn. Hình ảnh: cùng vần b. Tiếp tục nối hành và kem.

     Xin nhớ là để tạo ra mối liên hệ, bạn nên xây dựng những mỗi liên hệ có tính khôi hài. Chẳng hạn một gương mặt rỗ có thể liên hệ với ma trận!

      Bạn có thể sử dụng cách này khi học ngoại ngữ với các từ mới.

Qua quan sát, cứ 15 người được yêu cầu nhớ 5 vật trong một danh sách thì 8,5 người nhớ đủ 5. Nếu sử dụng phương pháp trên tỉ lệ là 14,3.

Nhớ những gì bạn đọc

     Trong thời đại thông tin, ai cũng có một lĩnh vực cần nhớ. Để nhớ nhanh và lâu khi học tập, bạn nên theo phong cách nghiên cứu.

     Cố định chỗ ngồi học trong phong cảnh quen thuộc. Suy xét, tìm tòi kiến thức mới trong mối liên hệ với kiến thức đã học. Cần duy trì việc học thường xuyên hàng ngày chứ không dồn vào học cấp tập liên tục. Có thời gian nghỉ ngắn giữa thời gian học.

     Hãy tập trung vào những nhóm kiến thức bạn cần lĩnh hội. Đọc một cuốn sách, cần xem tên sách, mục lục và lời giới thiệu để có một cái nhìn tổng quan sơ bộ. Đọc câu mở đầu và kết luận của mỗi phần, vì ở đây thường chứa đựng nội dung chính.

     Khi đọc, không chỉ bằng mắt. Hãy đọc bằng cả tai, mũi và xúc giác nữa. Hình dung về đối tượng trong cái nhìn tổng thể . Ghi lại những nét chính bạn tiếp thu được từ những gì đã đọc.

     Thực tế cho thấy, sau 24 giờ ngồi học và đọc, có đến 80% lượng thông tin tạm thời bị quên. Đừng lo. Nếu bạn xem lại những gì mình đã đọc, chỉ một vài dòng, sẽ gợi cho bạn nhớ lại rất nhiều. Khi gặp một sự kiện, một bài tập có liên quan đến những gì đã học, bạn sẽ hình thành những đường dây liên hệ trong bộ não để giải quyết vấn đề.
(st)

6 YÊU CẦU CHO VIỆC HỌC TỐT

1- Vạch kế hoạch:
    Học tập và làm việc có hệ thống Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.

2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học:
    Nếu đó là bài giảng vǎn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Hiểu rõ các ghi chép:
    Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động:
    Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

a- Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

b- Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi chú cẩn thận:
    Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Luôn học tại bàn:
    Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng
(st)

8 QUY LUẬT CỦA TRÍ NHỚ

1. Quy luật nhận biết:
    Một quy luật tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng lại rất quan trọng. Trí nhớ càng sâu sắc khi con người nắm chắc những gì đã biệt, dễ dàng nhớ đến mức chi tiết về những điều còn đọng lại trong đầu.

2. Quy luật hứng thú:
    Sự hứng thú về khẩu vị giúp trí thức bột phát tái hiện trên màn ảnh trí tuệ như thể các nhân vật kịch xuất hiện trên sân khấu mà không cần đền một nỗ lực đặc biệt nào.

3. Quy luật tích luỹ:
    Càng hiểu biết uề một vấn đề cụ thể thì con người càng dễ dàng nhớ lại tất cả những thông tin mới phù hợp với vấn đề ấy. Cần lưu ý là: khi mở một quyển sách ra để đọc phải coi như mới đọc lần đầu. Bởi lẽ khi ta đọc lần đầu, ta chưa có được những thông tin, những kiến thức cần thiết cho nhu cầu tìm hiểu. Đọc lần đầu là công việc tích luỹ. Đọc lần sau là mới có sự điều chỉnh mới. Đây là mối quan hệ giữa vốn cũ với hiểu biết mới là công việc để trí nhớ hoá kiến thức.

4. Quy luật nhớ có ý thức:
     Việc chuẩn bị để trì nhớ hoá là quan trọng. Người đọc hệ thống hoá thông tin từ các sách vở các tài liệu. Xuất phát từ sách vở để khai thác thông tin. Thông tin là con đẻ của sách vở. Đây là cách làm cho bộ nhớ vững bền. Thông thường khi ta muốn nhớ lại điều gì đã xa xưa thì những chi tiết cụ thể dễ nhớ hơn là những điều tóm tắt.

5. Quy luật liên kết:
    Quy luật này được Aristot phát hiện từ thê kỷ thứ 4 trước công nguyên. Những khái niệm khoa hạc thường phát sinh do sự mời chào lẫn nhau giá cái nọ với cái kia trong kho tri thức của bộ óc và chúng liên kết với nhau để phát kiến ra những khái niệm. Chẳng hạn, cảnh quan của một cǎn phòng gợi nhớ các sự kiện đã xảy ra trong đó (hoặc nhớ lại những điều gì anh đã đọc ở đó và cái ấy lại tái hiện đúng hẹn theo nhu cầu ta cần nó).

6. Quy luật nối tiếp liên tục:
    Ta có thể đọc dễ dàng hệ thống chữ cái khi đọc xuôi nhưng thật khó khǎn khi đọc ngược. Những tri thức khoa học, những khái niệm có được là do từng sự nối tiếp cụ thể. Do vậy khi muốn nhớ lại phải đặt chúng trong từng hoàn cảnh nối tiếp cụ thể mà ta đã tích luỹ được.

7. Quy luật ấn tượng mạnh mẽ.
    Thông thường sức mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn tại ở trong trí nhớ. Â'n tượng càng mạnh thì hình ảnh càng sáng. Càng có nhiều kênh thông tin thì càng tạo ra sức mạnh duy trì những thông tin ấy. Vì thế cần lưu giữ tất cả những ấn tượng ban đầu mà mạnh nhất có quan hệ đến vấn đề ta có nhu cầu nghiên cứu.

8. Quy luật kiểm tra:
    Hệ quả của trí nhớ hoá là công việc kiểm tra sự hiểu biết trước đây khi tìm hiểu các thông tin mới. Tỷ trọng khối lượng của các thông tin cũ phải được xử lý ổn định trước khi tiếp nhận các thông tin mới. Cách tốt nhất để "Vật chất hoá" các tri thức trong bộ nhớ là ghi nhớ có hệ thống những hiện tượng, sự kiện của cái cũ đang ở thế phát triển